Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đại sứ Trung Quốc

0 nhận xét

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong 20 năm kể từ khi bình thường hóa đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử dù trải qua nhiều thử thách.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu. - Ảnh: VNA

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu. - Ảnh: VNA

Ngày 30/9, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Khổng Huyễn Hựu tới chào nhân dịp bắt đầu nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, trong 20 năm kể từ khi bình thường hóa đến nay, quan hệ Việt Nam – Trung Quốc dù trải qua nhiều thử thách nhưng đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, đưa quan hệ hai nước phát triển lên tầm “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”, tạo cơ sở và động lực vững chắc thúc đẩy sự phát triển quan hệ hai nước trong tương lai.

Tổng Bí thư nhấn mạnh mối quan hệ này cần được các thế hệ lãnh đạo, cán bộ đảng viên, nhân dân hai nước và các thế hệ mai sau không ngừng giữ gìn, vun đắp. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trước sau như một hết sức coi trọng củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện với Đảng, Nhà nước và nhân dân Trung Quốc, vì lợi ích và sự phát triển phồn vinh của hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân Việt – Trung.

Về một số vấn đề còn tồn tại trong quan hệ hai nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, hai bên cần xuất phát từ lợi ích chiến lược của quan hệ Việt – Trung, trên tinh thần đồng chí, theo phương châm 16 chữ và tinh thần 4 tốt; tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng luật pháp quốc tế, chân thành đàm phán hòa bình trên cơ sở bảo đảm lợi ích chung của nhân dân hai nước, vì sự phát triển và ổn định của mỗi nước để cùng nhau giải quyết một cách phù hợp và thỏa đáng.

Tổng Bí thư tin tưởng Đại sứ Khổng Huyễn Hựu sẽ tích cực có đóng góp vào việc phát triển tốt đẹp quan hệ hợp tác Việt Nam – Trung Quốc trong nhiệm kỳ của mình. Tổng Bí thư cũng đã chúc mừng Đại sứ và cán bộ Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 62 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Đại sứ Khổng Huyễn Hựu chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã dành thời gian tiếp; bày tỏ vinh dự được cử làm Đại sứ tại Việt Nam và khẳng định trong nhiệm kỳ công tác của mình, sẽ cố gắng hết sức thúc đẩy các hoạt động hợp tác trên mọi lĩnh vực, góp phần củng cố, tăng cường quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt – Trung.

Thu Hà (Theo chinhphu)


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Cán bộ, đảng viên gương mẫu, lòng dân mới yên

0 nhận xét

Chiều 28/9, tại buổi tiếp xúc cử tri quận Ba Đình (Hà Nội), đề cập tới việc phòng chống tham nhũng, lãng phí, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh cán bộ, đảng viên gương mẫu thì lòng dân sẽ yên.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến của cử tri.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lắng nghe ý kiến của cử tri.

Tổng Bí thư khẳng định cần gắn với học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh bằng những việc làm cụ thể, thiết thực hàng ngày, cần chấm dứt những việc làm hình thức, lãng phí.

Bên cạnh đó, công tác cán bộ có vai trò hết sức quan trọng, Tổng Bí thư cho biết Ban chấp hành Trung ương sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề bàn về vấn đề này, nhằm có cơ chế hữu hiệu nhất cả về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ cho trước mắt và cho lâu dài.

Ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp tâm huyết, trách nhiệm của cử tri trước kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mong rằng cử tri sẽ đóng góp nhiều hơn nữa những ý kiến, kiến nghị xác đáng với Quốc hội; chất lượng công tác tiếp xúc cử tri sẽ tiếp tục được nâng cao hơn, đúng tầm hơn.

Tổng Bí thư chia sẻ các ý kiến của cử tri, tập trung phán ánh, kiến nghị về nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến quản lý đô thị; quản lý sử dụng đất đai; cải cách, nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; công tác điều hành, ổn định và phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội; đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; công tác cán bộ…

Tổng Bí thư nêu rõ, là kỳ họp cuối năm nên kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII sẽ bàn thảo, quyết định nhiều nội dung quan trọng, như tiến hành giám sát chuyên đề về quản lý các khu công nghiệp, bàn về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2012 và giai đoạn 5 năm tới, về các quyết sách trước tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, lạm phát, giá cả tăng cao như hiện nay, thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, xem xét các báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao…

Tổng Bí thư hoàn toàn nhất trí, cần cải tiến hơn nữa công tác tiếp xúc cử tri, mở rộng thành phần tham gia để cử tri đóng góp nhiều hơn nữa các ý kiến có chất lượng với Quốc hội; nâng cao hơn nữa chất lượng công tác lập pháp, giám sát tối cao của Quốc hội .

Trước sự quan tâm của cử tri về tình hình giáo dục hiện nay, Tổng Bí thư khẳng định chủ trương đổi mới toàn diện, tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục thông qua các cơ chế, chính sách cụ thể đối với giáo viên, đầu tư trang bị cơ sở vật chất…, bảo đảm đầu ra của giáo dục, đó là đào tạo ra những nhân tài, những người chủ tương lai của đất nước.

Cũng tại hội nghị tiếp xúc cử tri trên, cử tri quận Ba Đình đã được nghe giới thiệu chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIII; nghe trả lời các ý kiến, kiến nghị mà cử tri nêu trong cuộc tiếp xúc cử tri lần trước; đồng thời nêu nhiều ý kiến, kiến nghị với Quốc hội.

Nguyễn Thị Sự (Theo Vietnam+)

 


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Party General Secretary Nguyen Phu Trong met Hanoi voters

0 nhận xét

Party General Secretary Nguyen Phu Trong met with voters in Ba Dinh district, Hanoi , on Sept. 28 to hear their opinions and complaints ahead of the second session of the 13th National Assembly.

Party General Secretary Nguyen Phu Trong

Party General Secretary Nguyen Phu Trong

At the meeting, voters were presented with the agenda of the second session and received replies to complaints aired at the previous meeting.

The voters expressed their opinions and recommendations on compensation policy for site clearance, the interests of those whose land is repossessed, particularly job generation and living stability for these people, policies on price management, bank interest and education.

They also mentioned policies on the salary and livelihood of public servants and wage earners who face difficulties as prices of essential goods continue to increase.

General Secretary Trong acknowledged the opinions, agreeing on the need to improve meetings with voters in order to allow them to offer more opinions to the National Assembly, thus improving the quality of lawmaking and supreme supervision of the National Assembly.

Regarding education, the General Secretary affirmed the policy on comprehensive renewal and the improvement of education quality through specific mechanisms, guidelines for teachers and investment in facilities.

On the fight against corruption and wastefulness, he stressed the need to combine study and adherence to Ho Chi Minh’s moral example with daily work.

When cadres and party members set a good example, the people will follow, said the Party leader.

Source Vietnam+


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 2

0 nhận xét

Hôm nay 26/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội bắt đầu họp phiên thứ 2, kéo dài trong 6 ngày. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho biết một trong những nội dung chính của phiên họp là thảo luận các chương trình hoạt động của Quốc hội khóa XIII.

Tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến 7 dự án Luật (trong đó có 6 dự án lần đầu được Thường vụ Quốc hội cho ý kiến) gồm Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo, Luật Quản lý giá, Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật, Luật Giám định Tư pháp, Luật Giáo dục Đại học, Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá.

Quốc hội

Quốc hội

Trong khuôn khổ phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ cho ý kiến về Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khóa XIII; Báo cáo giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; các báo cáo của Chính phủ về kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2015 và quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020; các báo cáo của Chính phủ về chương trình mục tiêu quốc gia 5 năm 2011 – 2015; chương trình sử dụng trái phiếu Chính phủ 5 năm 2011- 2015; Ðề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn cho ý kiến đối với các báo cáo của Chính phủ về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2011; phương hướng, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương nãm 2012; kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2011-2015.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ nghe Ban dân nguyện báo cáo công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2011; nghe báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 8 và thứ 9, Quốc hội khóa XII.

Trong hôm nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về 3 dự án Luật là Luật Cơ yếu, Luật Quảng cáo và Luật Quản lý giá.

Thành Chung (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương

0 nhận xét

Tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Ủy ban Kiểm tra Trung ương hôm nay (16/9), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định, công tác kiểm tra là một bộ phận quan trọng trong xây dựng Đảng, một nội dung bảo đảm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, làm cho Đảng luôn trong sạch…

Cùng dự buổi làm việc có Thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh, đồng chí Ngô Văn Dụ và lãnh đạo các ban Đảng, các cơ quan Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá cao những cố gắng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương trong thời gian qua.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Tổng Bí thư cho rằng, điều mà cán bộ, đảng viên, nhân dân lo lắng là sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên dẫn đến uy tín của Đảng, lòng tin của nhân dân giảm sút, một số cán bộ cấp trên không gương mẫu. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại.

Tổng Bí thư yêu cầu, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra; nâng cao bản lĩnh, trình độ, sức chiến đấu; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra giám sát cần lấy phòng ngừa, xây dựng, biểu dương mặt tốt nhưng phải xử lý nghiêm minh những tiêu cực sai trái trong đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật đảng.

Ủy ban kiểm tra cần chú trọng mở rộng các hoạt động giám sát, có trọng tâm, trọng điểm, với tinh thần chủ động, toàn diện, lấy phòng là chính, xây là chính, phát hiện nhân tố mới, sáng tạo của cán bộ, đảng viên. Để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng giao, dân tin, mỗi cán bộ Ủy ban kiểm tra phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh, trao dồi phẩm chất, đạo đức lối sống, công minh, chính trực…

Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ngay sau Đại hội XI của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và tập trung vào công tác xây dựng ngành.

Bên cạnh đó, Uỷ ban đã tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập các đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; tham mưu giúp Ban Bí thư tiếp tục ban hành quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với một số cơ quan; nhận xét, thể hiện chính kiến về việc bổ nhiệm cán bộ.

Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng mang tính chủ động, thường xuyên hơn. Ngành kiểm tra đảng đã tích cực đổi mới quy trình, phương thức công tác kiểm tra, giám sát, kết hợp giữa xây và chống, giữa xử lý và phát hiện nhân tố mới, giữa kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm với giám sát mở rộng.

Hồng Phong (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc với Bộ NN và Phát triển nông thôn

0 nhận xét

Sáng 15.9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã làm việc với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW Hội nghị lần thứ Bảy, Ban chấp hành Trung ương Đảng Khóa X về nông nghiệp, nông thôn và nông dân.

Cùng dự có Phó thủ tướng Vũ Văn Ninhvà đại diện Lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương.Báo cáo với Tổng bí thư về tình hình triển khai Nghị quyết 26, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho biết, sau 3 năm triển khai thực hiện, Nghị quyết đã tạo sự chuyển biến nhất định trên thực tế, nhất là trong lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Trong hai năm trở lại đây, nông nghiệp đạt mức tăng GDP cao, năm 2009 đạt 1,83%; năm 2010 đạt 2,78%. Tính bình quân giai đoạn 2006 – 2010, nông nghiệp đạt mức 3,36%/năm, vượt mục tiêu 3,2%/năm đã đề ra của Đại hội X của Đảng. Các lĩnh vực sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản đều có bước phát triển khá. So với năm 2008, năng suất lúa năm 2010 tăng thêm 1,17 triệu tấn, đạt 39,9 triệu tấn.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW tại Bộ NN và PTNT  Ảnh: Trí Dũng

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW tại Bộ NN và PTNT Ảnh: Trí Dũng

Riêng năm 2011, sản lượng lúa có thể đạt trên 41 triệu tấn. Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Đến năm 2010, công nghiệp và dịch vụ chiếm gần 60% cơ cấu kinh tế nông thôn. Giao thông nông thôn được chú trọng đầu tư nâng cấp. Đối với xây dựng nông thôn mới – một trong những mục tiêu của Nghị quyết 26 – Ban bí thư Khóa X đã trực tiếp chủ đạo Chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới tại 11 xã điểm của 11 tỉnh, thành phố đại diện cho các vùng miền trên cả nước. Đến nay, đã cho thấy hình hài của mô hình nông thôn mới. Đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn, nhất là những vùng khó khăn được nâng cao. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí cũ, bình quân cả nước giảm từ 13,1% (năm 2008) xuống còn 9,45% (năm 2010); tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 16,2% xuống còn 11,3%. Đáng chú ý, Chính phủ đã tập trung hỗ trợ 62 huyện nghèo nhất cả nước để giảm nghèo nhanh và bền vững, bảo đảm sự phát triển đồng đều giữa các khu vực theo Nghị quyết 30a.

Sau 2 năm triển khai thực hiện, tỷ lệ hộ nghèo ở 62 huyện nghèo đã giảm từ 47% (năm 2008) xuống còn 37% (năm 2010). Kinh tế hộ tiếp tục phát triển mạnh và hiện tiếp tục là đơn vị sản xuất kinh doanh chủ lực ở nông thôn. Kinh tế trang trại, loại hình tổ chức sản xuất có hiệu quả hiện nay ở nông thôn, đang có xu thế phát triển mạnh. Trên cơ sở mục tiêu và giải pháp nêu trong Nghị quyết 26, Chính phủ và các địa phương đã đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học – công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế, chính sách để huy động cao các nguồn lực, tăng mạnh đầu tư ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn.

Tuy nhiên, nhìn nhận thẳng thắn, Bộ trưởng Cao Đức Phát cũng chỉ rõ, việc triển khai thực hiện Nghị quyết 26 chưa thật đồng bộ, chưa quyết liệt, kết quả đạt được còn hạn chế so với yêu cầu. Nhận thức của một bộ phận cán bộ các cấp và người dân về Nghị quyết 26 nói chung và chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nói riêng còn chưa đúng và chưa đầy đủ. Một số nhiệm vụ, giải pháp về điều chỉnh cơ chế, chính sách đã được nêu trong Nghị quyết cũng như trong Chương trình hành động của Chính phủ nhưng còn chậm được triển khai, chưa đúng tiến độ và thiếu đồng bộ. Tính đến tháng 6.2011, còn có 14/45 chương trình, đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ chưa được phê duyệt.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Bộ Chính trị có Chỉ thị đôn đốc các cấp ủy, các bộ, ngành và địa phương tiếp tục đẩy mạnh việc thực hiện Nghị quyết 26. Chỉ đạo QH và Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư nguồn lực cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân, bảo đảm vốn ngân sách đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn 5 năm sau cao gấp 2 lần 5 năm trước. Ban bí thư cần sớm tổng kết chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới trong năm 2011 và giao Chính phủ tiếp tục ưu tiên hỗ trợ cho 11 xã thí điểm để các xã này sớm đạt chuẩn theo 19 tiêu chí đã đề ra.

Tại cuộc làm việc, trên cơ sở báo cáo đề dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại biểu các bộ, ban, ngành Trung ương đã đánh giá, thảo luận về những mặt được và chưa được trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 26; khẳng định Nghị quyết 26 là Nghị quyết mang tính toàn diện, công phu, đầy đủ và giàu tính thực tiễn của Trung ương Đảng để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Theo Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh, Nghị quyết 26 đã được triển khai tương đối đồng bộ, toàn diện và đạt được những kết quả quan trọng. Điều này chứng tỏ quan điểm, chủ trương, chính sách nêu trong Nghị quyết là đúng đắn, phù hợp với lòng dân và thực tế cuộc sống. Những thành tựu đạt được về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thời gian qua một lần nữa đã khẳng định vai trò to lớn của lĩnh vực này trong sự nghiệp cách mạng, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bằng chứng là trong bối cảnh khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu vừa qua, nông nghiệp, nông thôn và nông dân không chỉ góp phần duy trì sự ổn định vềì kinh tế mà còn có ý nghĩa ổn định về chính trị, xã hội đất nước. Đương nhiên, sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc, cần được giải quyết, thực hiện một cách đồng bộ, quyết liệt và không nóng vội.

Phát biểu kết luận cuộc làm việc và cũng là kết thúc đợt kiểm tra, nắm tình hình thực hiện Nghị quyết 26, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao sự đồng tâm nhất trí, sự chỉ đạo quyết liệt, ráo riết từ Trung ương xuống địa phương trong việc quán triệt và triển khai các quan điểm, mục tiêu và giải pháp của Nghị quyết 26. Tổng bí thư cho rằng, trên cơ sở Nghị quyết 26, sản xuất nông nghiệp đã đạt những thành tích đáng tự hào và trân trọng. Có lẽ chưa bao giờ đất nước đạt tới sản lượng 39,9 triệu tấn của năm 2010 và khả năng có thể lên tới 41 triệu tấn trong năm 2011. Mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã và đang trở thành phong trào sôi nổi, được sự hưởng ứng cao của cư dân nông thôn, bước đầu mang lại những thành quả có thể trông thấy được.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nêu rõ, nông nghiệp, nông thôn và nông dân là lĩnh vực có tiềm lực lớn nhưng chưa được khai thác hết. Để khai thác được tiềm lực của lĩnh vực này thì không có cách nào khác là phải tiếp tục triển khai Nghị quyết 26 một cách ráo riết và quyết liệt hơn; làm tốt công tác tuyên truyền một cách có bài bản và hệ thống, tạo chuyển biến thực sự trong nhận thức về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn, chăm lo đời sống của nông dân – lực lượng hiện chiếm hơn 70% dân số và hơn 50% lực lượng lao động xã hội. Tập trung chỉ đạo triển khai tốt hơn chương trình, đề án đã có; đồng thời hoàn thành sớm các chương trình, đề án đang còn nợ. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Nghị quyết; tiến hành sơ kết, tổng kết nhân rộng các mô hình làm ăn có hiệu quả, hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt cũng như lâu dài. Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các mục tiêu, giải pháp và nội dung của Nghị quyết, đặc biệt là những vướng mắc về cơ chế, chính sách.

Với quan điểm nông nghiệp, nông thôn, nông dân là ba mảng có liên quan chặt chẽ và biện chứng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu và giải pháp nêu trong Nghị quyết 26, không được bỏ sót. Trong mối quan hệ mật thiết giữa nông nghiệp – nông dân – nông thôn, hình như vấn đề nông dân chưa được quan tâm nhiều. Nói nông dân không phải là ban ơn, không phải chỉ chăm lo đời sống vật chất tinh thần là đủ. Đây là mục tiêu chiến lược phải phát triển giai cấp nông dân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; là nguồn lực, trực tiếp làm nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Cơ bản tán thành và ủng hộ các phương hướng, nhiệm vụ, kiến nghị nêu trong Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng bí thư đề nghị các bộ, ban, ngành Trung ương và địa phương quyết tâm phấn đấu, cùng toàn Đảng, toàn dân tiếp tục đưa Nghị quyết 26 vào thực tế cuộc sống, đạt kết quả cao hơn, tạo sự chuyển biến thực sự trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống của nông dân, đóng góp thiết thực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thanh Tâm (Theo Vietnam+)

(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Ông Nguyễn Phú Trọng: Thực hiện Nghị quyết 26 cần chú ý nâng cao đời sống nông dân

0 nhận xét

Trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt lưu ý những chính sách để phát triển, nâng cao đời sống người nông dân, coi đây là việc tập trung phát triển nguồn lực để phát triển đất nước.

Quang cảnh buổi làm việc

Quang cảnh buổi làm việc

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ đạo như vậy tại buổi làm việc kiểm điểm 3 năm thực hiện Nghị quyết 26/NQ-TW ngày 5/8/2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Ban chấp hành Trung ương khóa X, Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, toàn diện về phát triển nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

Tham dự buổi làm việc có Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, lãnh đạo các Ban Đảng, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, ngành.

Bước đầu hình thành bộ mặt nông thôn mới

Nghị quyết 26-NQ/TW được dư luận trong và ngoài nước, nhất là người nông dân đón nhận một cách tích cực, với sự kỳ vọng về một thời kỳ mới, một bộ mặt mới của nông nghiệp, nông thôn.

Nhiều nội dung của Nghị quyết khi được triển khai đã nhanh chóng đi vào cuộc sống, tạo được chuyển biến rõ rệt, nhất là những nội dung phát triển sản xuất nông nghiệp, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa X đã ban hành kết luận về một số nội dung trong Nghị quyết, bao gồm Đề án An ninh lương thực quốc gia, Đề án Chương trình xây dựng thí điểm nông thôn mới cấp xã, Đề án Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt Nam; Quốc hội đã ban hành Luật An toàn thực phẩm, Nghị quyết về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; Chính phủ đã phê duyệt, ban hành Chương trình hành động, đến nay đã phê duyệt được 31 Chương trình, Đề án; Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 3 chương trình mục tiêu quốc gia (ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nông thôn mới; đào tạo nghề cho lao động nông thôn).

Trong 3 năm qua, khu vực nông nghiệp, nông thôn đã vượt qua khó khăn, duy trì tăng trưởng. Năm 2009 đạt mức tăng GDP 1,83%; năm 2010 đạt 2,78%; bình quân giai đoạn 2006 – 2010 đạt 3,36%/năm, vượt mục tiêu Đại hội Đảng X đề ra. Cơ cấu kinh tế nông thôn có bước chuyển biến tích cực. Đến nay, công nghiệp và dịch vụ đã chiếm khoảng 60% cơ cấu kinh tế nông thôn.

Sau thời gian thực hiện thí điểm tại 11 xã điểm đại diện cho các vùng, miền, đến nay Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã bước đầu hình thành được “hình hài” của mô hình nông thôn mới với những tiêu chí cụ thể, đồng bộ.

Công tác giảm nghèo đạt được thành tựu nổi bật, được cộng đồng quốc tế coi là điểm sáng trên toàn cầu. Theo tiêu chí cũ, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm từ 13,1% năm 2008 xuống còn 9,45% năm 2010.

Thực hiện Nghị quyết 26, ngay từ năm 2009, Chính phủ đã trình Quốc hội dự toán hàng năm đảm bảo chi ngân sách nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đạt tốc độ tăng cao hơn chi chung của cả nước. Tổng vốn đầu tư phát triển cho lĩnh vực này trong 3 năm 2009 – 2011 đạt gần 290.000 tỉ đồng, chiếm khoảng 52% tổng vốn đầu tư phát triển của cả nước (giai đoạn 2006 – 2008 chiếm khoảng 45%)

Trong bối cảnh phải thắt chặt tín dụng, Chính phủ vẫn tiếp tục ưu tiên tăng tín dụng cho nông nghiệp – nông thôn, 8 tháng đầu năm 2011 tăng 30% so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Bên cạnh những thành công ban đầu, qua 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26 cũng đã nổi lên một số những tồn tại cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Một số nhiệm vụ và giải pháp về điều chỉnh cơ chế chính sách đã được nêu ra trong Nghị quyết cũng như trong Chương trình hành động của Chính phủ nhưng các Bộ, ngành triển khai thực hiện chậm, thiếu đồng bộ. Tính đến tháng 6/2011, còn 14/45 chương trình, đề án trong Chương trình hành động của Chính phủ chưa được phê duyệt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 26 là trông thấy được, rất ấn

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Những kết quả đạt được sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 26 là trông thấy được, rất ấn

Trong giai đoạn 2011 – 2015, mục tiêu  đề ra cho tăng trưởng sản xuất nông nghiệp là từ 2,8 – 3% năm, tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP cả nước khoảng 18%. Hàng năm, đào tạo 1 triệu lao động nông thôn, phấn đấu thu phập người dân nông thôn tăng từ 1,8 – 2 lần so với năm 2010. Đến năm 2015, sẽ có khoảng 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới.

Quyết liệt nhưng tránh nóng vội

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh – Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới nhấn mạnh một số cơ chế, chính sách còn thiếu, một số chính sách còn có nội dung mang tính cào bằng, chưa phù hợp với từng vùng, gây khó khăn trong triển khai tổ chức thực hiện.

Theo Phó Thủ tướng, trong thời gian tới, Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành nhanh chóng ban hành 14 chương trình, đề án còn thiếu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26. Bên cạnh đó, nhiệm vụ bổ sung sửa đổi những chính sách chưa phù hợp cũng cần được tập trung thực hiện.

“Trong xây dựng chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cần chú ý xác định rõ nhiệm vụ nào là nhiệm vụ nhà nước phải đầu tư, nhiệm vụ nào phải hỗ trợ, hỗ trợ trực tiếp hay gián tiếp”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành nhanh chóng ban hành 14 chương trình, đề án còn thiếu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26

Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh: Chính phủ sẽ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành nhanh chóng ban hành 14 chương trình, đề án còn thiếu trong Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 26

Kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng biểu dương những kết quả quan trọng đã đạt được sau 3 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 26, “những kết quả trông thấy được, rất ấn tượng”.

Theo Tổng Bí thư, qua quá trình đi tìm hiểu thực tế, xây dựng nông thôn mới đang thành phong trào, kể cả những nơi khó khăn nhất, người dân cũng đang hồ hởi nói tới xây dựng nông thôn mới. Đây là biểu hiện sinh động của một Nghị quyết của Đảng được đông đảo các tầng lớn nhân dân đồng tình, ủng hộ và tự nguyện chung tay với chính quyền trong tổ chức thực hiện. Từ thực tế đó, Tổng Bí thư đề nghị cần liên tục có những tổng kết các mô hình hay, để từ đó nhân rộng, động viên, khuyến khích nhân dân thực hiện.

Bên cạnh những kết quả nổi bật đã đạt được, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ ra một số mặt còn hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết 26. Theo đó, còn không ít cán bộ các cấp nhận thức chưa đúng về định hướng xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông thôn và nông dân dẫn đến cách chỉ đạo, tổ chức thực hiện còn thiên lệch, hời hợt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 26 cần quyết liệt, nhanh chóng nhưng tránh nóng vội. “Phong trào thực hiện xây dựng nông thôn mới rất rầm rộ, sôi nổi, vậy là tốt. Nhưng mong muốn được đầu tư thật nhiều, thật nhanh để thực hiện các tiêu chí nông thôn mới – đặc biệt về hạ tầng – là chưa thực sự phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước”, Tổng Bí thư lưu ý.

Trên cơ sở những kết quả đã đạt được và những bài học kinh nghiệm rút ra được trong thời gian qua, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức để thấy rõ vai trò của người dân, của các cấp chính quyền trong thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 26.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặc biệt lưu ý những chính sách để phát triển, nâng cao đời sống người nông dân. Trong thời gian qua, mảng nông nghiệp và nông thôn đã được thực hiện tương đối tốt, nhưng mảng chăm lo đời sống cho người nông dân chưa thực sự được chú trọng. Cần xác định đây không phải là ban ơn, là chăm sóc đời sống thuần túy, mà là tập trung phát triển nguồn lực để phát triển đất nước.

Tổng Bí thư cũng đề nghị Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương ban hành những văn bản, chính sách còn thiếu; tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt những chủ trương, chính sách hiện có. Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý việc chỉ đạo, đôn đốc một cách bài bản, có hệ thống để việc triển khai Nghị quyết được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Xuân Tuyến (Theo Chinhphu)


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Việt-Pháp tăng hợp tác giữa hai đảng Cộng sản

0 nhận xét

Chiều 14/9, tại trụ sở của Đảng Cộng sản Pháp, ông Pierre Laurent, Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp, cố vấn vùng Ile-de-France đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng Cộng sản Việt Nam.

    Một số đại biểu tại buổi làm việc giữa hai Đảng Cộng sản.

Một số đại biểu tại buổi làm việc giữa hai Đảng Cộng sản.

Đoàn Việt Nam do ông Thuận Hữu, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập báo Nhân dân làm trưởng đoàn sang thăm và tham dự Hội báo Nhân đạo (L’Humanité) năm 2011, diễn ra từ ngày 16 đến ngày 18/9 tại Công viên La Courneuve, ngoại ô phía Bắc thủ đô Paris.

Ông Pierre Laurent đánh giá cao sự tham dự của Việt Nam vào không gian kinh tế của Hội báo, coi đây là sự đóng góp quan trọng và cần thiết vào việc tăng cường mối quan hệ hợp tác chất lượng giữa hai Đảng và hai nước trong thời gian tới – điều mà cả hai nước đều mong muốn.

Ông cho rằng sáng kiến mời Việt Nam tham gia không gian kinh tế nằm trong khuôn khổ Hội báo Nhân đạo trong năm nay có ý nghĩa rất quan trọng. Đây cũng là sự chuẩn bị cho hoạt động của năm tới – năm giao lưu chéo văn hóa Pháp-Việt nhân kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước.

Hội báo Nhân đạo cũng là dịp để tăng cường hoạt động của Đảng Cộng sản Pháp nhằm nâng cao hơn nữa vị trí và vai trò của mình, chuẩn bị cho cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2012. Theo ông, Hội báo năm nay có thể đón tiếp khoảng 500.000 khách tham quan.

Ông Thuận Hữu cảm ơn Đảng Cộng sản Pháp đã dành thời gian tiếp đoàn và dành cho Việt Nam không gian kinh tế tại Hội báo Nhân đạo năm nay, đồng thời nhấn mạnh hai bên đã xây dựng được mối quan hệ đặc biệt.

Ông vui mừng nhận thấy mối quan hệ hợp tác giữa hai Đảng đã có bước phát triển vượt bậc những năm gần đây và được đánh dấu bằng chuyến thăm Việt Nam vào tháng 4/2011 của Bí thư toàn quốc Đảng Cộng sản Pháp Pierre Laurent.

Theo ông, đoàn Đảng Cộng sản Việt Nam tham gia Hội báo là biểu hiện sinh động của sự hợp tác giữa hai Đảng. Ông bày tỏ mong muốn phát triển mối quan hệ mật thiết hơn và hiệu quả hơn nữa giữa hai Đảng, thường xuyên trao đổi các các đoàn đại biểu cấp cao giữa hai Đảng và thúc đẩy mối quan hệ tốt đẹp giữa báo Nhân đạo của Đảng Cộng sản Pháp và báo Nhân dân của Đảng Cộng sản Việt Nam, giữa Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh với phong trào thanh niên cộng sản của Đảng Cộng sản Pháp.

Ông cũng mong muốn hai Đảng Cộng sản sẽ có nhiều tiếng nói chung trên các diễn đàn quốc tế và diễn đàn của các đảng Cộng sản, đồng thời với vai trò và uy tín của mình, Đảng Cộng sản Pháp sẽ góp phần đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp lên tầm cao mới trong thời gian tới.

Ông cũng mong muốn Đảng Cộng sản Pháp sẽ có những tác động tích cực thúc đẩy hiểu biết giữa các nhà đầu tư hai nước nhằm đẩy mạnh đầu tư của Pháp trên nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.

Hai bên cũng đề cập đến các biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh sự hợp tác hai bên như tăng cường hợp tác về năng lượng, hợp tác phân vùng, tổ chức các cuộc hội thảo với những nội dung về lý luận và thực tiễn khác nhau… phù hợp với yêu cầu của mỗi bên.

Lê Hà-Phương Nam/Paris

(Theo Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Việt Nam tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo

0 nhận xét

“Tại Việt Nam, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân được quy định rõ trong Hiến pháp, được tôn trọng và được bảo đảm trên thực tế. Điều này đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận.”

    Phật tử dâng hương tại Tượng Phật nhập Niết bàn - Kỷ lục Guines Việt Nam.

Phật tử dâng hương tại Tượng Phật nhập Niết bàn - Kỷ lục Guines Việt Nam.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị khẳng định như vậy khi trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam đối với các nhận xét của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về tự do tôn giáo ở Việt Nam, được nêu trong “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010.”

Cũng trong phát ngôn ngày 14/9, ông Lương Thanh Nghị nêu rõ: “Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho giai đoạn từ tháng 7/2010 đến tháng 12/2010, mặc dù đã ghi nhận những thành tựu của Việt Nam trong lĩnh vực này, vẫn tiếp tục đưa ra những đánh giá không khách quan, trích dẫn những thông tin sai lệch về Việt Nam”.

PV

(Theo TTXVN/Vietnam+)


(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với Văn phòng Trung ương Đảng

0 nhận xét

Chiều 14/9, tại Hà Nội, các đồng chí: Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư BCHTW Đảng; Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, đã làm việc với cán bộ chủ chốt của Văn phòng Trung ương Đảng. Cùng dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, các ban Đảng ở Trung ương.

Báo cáo của Văn phòng Trung ương nêu rõ: Sau 4 năm thực hiện việc hợp nhất cơ quan theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X), Văn phòng Trung ương Đảng đã nhanh chóng củng cố kiện toàn tổ chức, sắp xếp, phân công cán bộ, triển khai thực hiện, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoạt động của các đơn vị đi vào nền nếp, làm tốt việc tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chỉ đạo các hoạt động của Đảng, xây dựng cơ quan, đảng bộ và các đoàn thể trong đơn vị ngày càng trưởng thành, vững mạnh. Văn phòng Trung ương đã tiếp tục nâng cao chất lượng công tác tham mưu về xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các vấn đề đưa vào chương trình làm việc được lựa chọn kỹ, đúng chức năng, thẩm quyền theo Quy chế làm việc, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, giúp Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết có hiệu quả các công việc của Đảng và đất nước. Văn phòng Trung ương đã hoàn thành tốt công tác tham mưu trong việc chuẩn bị và phục vụ Đại hội lần thứ XI của Đảng…

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với cán bộ chủ chốt của  Văn phòng Trung ương Đảng  Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng làm việc với cán bộ chủ chốt của Văn phòng Trung ương Đảng Ảnh: TTXVN

Trong thời gian tới, phát huy truyền thống của đơn vị, sức mạnh tổng hợp của Đảng bộ, cơ quan và các đơn vị, toàn thể cán bộ, công chức và người lao động Văn phòng Trung ương Đảng tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, đoàn kết nhất trí, khắc phục khó khăn, tiếp tục học tập, rèn luyện nâng cao trình độ và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, đổi mới tư duy, tác phong làm việc và phương pháp công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Công tác xây dựng Đảng bộ, cơ quan trong sạch vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, tâm huyết với công việc, giỏi về chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ được quan tâm chăm lo, nhằm phấn đấu hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ chính trị được giao.

Tại buổi làm việc, các cán bộ chủ chốt của Văn phòng Trung ương đã thảo luận, nêu một số tồn tại, vướng mắc và đề xuất các giải pháp cải tiến phương pháp công tác; tăng cường sự phối hợp giữa Văn phòng với các cơ quan, tổ chức Đảng có liên quan, nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Văn phòng Trung ương Đảng.

Đồng chí Lê Hồng Anh đã giải đáp các kiến nghị của Văn phòng Trung ương về cơ chế, chính sách và cơ chế hoạt động hợp lý, nhằm thu hút và phát huy trí tuệ của đội ngũ các nhà khoa học, các chuyên gia trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nội chính, xây dựng Đảng, an ninh quốc gia…, để tổ chức các hoạt động nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho các cơ quan lãnh đạo và các đồng chí lãnh đạo Đảng trên các lĩnh vực này; cơ chế đặc biệt để tuyển chọn, thu hút những cán bộ có phẩm chất và năng lực về công tác tại Văn phòng Trung ương.

Kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh vai trò hết sức quan trọng của Văn phòng Trung ương Đảng – cơ quan tham mưu giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc tổ chức điều hành công việc lãnh đạo của Đảng, phối hợp điều hòa hoạt động của các cơ quan tham mưu của Trung ương Đảng; tham mưu về chủ trương và các chính sách lớn thuộc lĩnh vực kinh tế – xã hội, nội chính; tham mưu về nguyên tắc và chế độ quản lý tài chính, tài sản của Đảng;… bảo đảm hậu cần phục vụ hoạt động của Trung ương Đảng; đồng thời là trung tâm thông tin tổng hợp phục vụ lãnh đạo. Trải qua hơn 80 năm hình thành và phát triển, Văn phòng Trung ương hiện có quy mô, tầm vóc lớn nhất từ trước đến nay, với 22 cơ quan, đơn vị đầu mối, hơn 2.500 cán bộ có trình độ chuyên môn, chất lượng cao, phong cách làm việc nền nếp, bài bản, là môi trường rất tốt để đào tạo cán bộ, nhiều đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng đã trưởng thành từ công tác văn phòng. Về cơ bản, cán bộ Văn phòng Trung ương được tin cậy, nể trọng về phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp chuyên môn vững vàng.

Nhiệm kỳ khóa X, trong điều kiện sắp xếp tổ chức, các cán bộ của Văn phòng Trung ương đã đoàn kết, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ngày càng có thêm kinh nghiệm để tiếp tục đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng hoạt động. Tuy nhiên, việc thực hiện nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương vẫn còn một số tồn tại, hạn chế, chưa đạt được kết quả như mong muốn.

Về nhiệm vụ của Văn phòng Trung ương trong nhiệm kỳ khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Bối cảnh tình hình mới, bên cạnh những thuận lợi, còn có nhiều khó khăn, thách thức, đang đặt ra yêu cầu nhiệm vụ rất cao đối với toàn Đảng, toàn dân ta nói chung và Văn phòng Trung ương nói riêng. Điều này đòi hỏi Văn phòng Trung ương tiếp tục đổi mới, cải tiến hơn nữa, nỗ lực hơn nữa, không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động. Về công tác tham mưu, giúp việc Trung ương, Tổng Bí thư chỉ rõ: việc xây dựng và tổ chức chương trình làm việc của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư phải rất chọn lọc, chặt chẽ ngay từ khâu xây dựng chương trình; đồng thời phải thường xuyên bám sát tình hình thực tế để điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp. Các đề án, báo cáo, tờ trình trước khi trình phải thẩm định cả về nội dung, quy trình, thủ tục, điều kiện, cần hết sức chú ý những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn mà chưa được pháp luật quy định. Văn phòng Trung ương cần nâng cao chất lượng công tác tham mưu sâu về nội dung thuộc các lĩnh vực kinh tế – xã hội, nội chính…; cần có cơ chế thu hút trí tuệ các chuyên gia, các nhà khoa học, các cơ quan hoạt động thực tiễn để tham gia công tác thẩm định, cũng như tham mưu, đề xuất.

Văn phòng Trung ương cần làm tốt vai trò là đầu mối phối hợp, điều hòa chương trình công tác của đồng chí Tổng Bí thư, Thường trực Ban Bí thư và hoạt động của các đồng chí Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Văn phòng Trung ương tiếp tục nâng cao chất lượng soạn thảo, biên tập, chuẩn bị các báo cáo, kết luận, nghị quyết, chỉ thị sau các Hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cần được triển khai khẩn trương, rà roát kỹ trước khi trình ký, đảm bảo chính xác, chất lượng và kịp thời hơn. Văn phòng Trung ương cần làm tốt công tác tham mưu, phục vụ giúp Thường trực Ban Bí thư xử lý công việc hàng ngày của Đảng, không để xảy ra tồn đọng, sai sót; tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị có nền nếp hơn, triệt để hơn. Tại các Hội nghị Trung ương, Bộ Chính trị, Văn phòng Trung ương cần làm tốt công tác tổng hợp, chủ động đề xuất các nội dung cần tập trung thảo luận, tập hợp các ý kiến cần tiếp thu, giải trình, xây dựng dự thảo kết luận.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Văn phòng Trung ương quan tâm xử lý kịp thời; phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết các đơn thư gửi đến Bộ Chính trị, Ban Bí thư và theo dõi, báo cáo kết quả giải quyết. Các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc Văn phòng Trung ương cần gương mẫu chấp hành các quy chế, quy định pháp luật, đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động, không để xảy ra tham nhũng, tiêu cực.

Về công tác xây dựng, quản lý nội bộ, Tổng Bí thư chỉ rõ: Văn phòng Trung ương cần duy trì nền nếp thường xuyên sinh hoạt Đảng, làm tốt công tác giáo dục chính trị, đảm bảo cán bộ, đảng viên phải tuyệt đối trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng, giữ vững kỷ luật, đoàn kết nhất trí, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, gương mẫu về đạo đức lối sống, nêu cao tinh thần chủ động, nhạy bén sáng tạo trong công tác, tâm huyết với công việc, mạnh dạn đề xuất, kiến nghị với lãnh đạo Đảng, xây dựng Đảng bộ, cơ quan trong sạch vững mạnh tiêu biểu, hoàn thành tốt nhiệm vụ tham mưu, giúp việc Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư./.

(Theo TTXVN)




(Theo website Nguyễn Phú Trọng)
Xem thêm →