Nguyen Phu Trong

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Việt Nam

Tránh những luồng thông tin sai sự thật và tìm hiểu về tiểu sử / lý lịch quá trình hoạt động của ông Nguyễn Phú Trọng, mời các bạn theo dõi những thông tin hữu ích về Tổng Bí thư BCH TƯ Đảng Cộng sản Đọc thêm...

Trương Tấn Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Nguyễn Tấn Dũng

Tiểu sử TT Nguyễn Tấn Dũng

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, chúng tôi đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Nguyễn Chí Vịnh

Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh là ai?

Tập viết báo xin cung cấp lại nguồn thông tin sự thật từ wikipedia: Tiểu sử tóm tắt Trung tướng Nguyễn Chí Vịnh, mọi chi tiết về các hoạt động của trung tướng Vịnh các bạn đọc có thể theo dõi thường xuyên tại Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Toàn dân bàn việc nước

10 nhận xét

Cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ (Hà Nội) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 1/12 vừa qua, được nhắc đến như một cuộc hội nghị bàn việc nước.
Đã có một thời mà các cuộc tiếp xúc cử tri được tổ chức hết sức hình thức, chiếu lệ gây phản cảm trong dư luận công chúng. Ai đời đã hình thành hẳn một lực lượng cử tri “chuyên trách“ được mời ngồi ở hàng đầu hội trường nhiều lần đến nỗi các vị đại biểu Quốc hội đã quen tên, quen mặt. Và cả đại biểu Quốc hội, HĐND đều đọc các văn bản về kết quả kỳ họp và cử tri lại hoan nghênh tin tưởng và kiến nghị chút chút theo gợi ý về kinh tế xã hội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc với cử tri Hà Nội
Đích thân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã từng nói đến việc đổi mới nội dung các cuộc tiếp xúc cử tri. Hẳn vì vậy, cuộc tiếp xúc cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và Tây Hồ (Hà Nội) của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 1/12 vừa qua, được nhắc đến như một cuộc hội nghị bàn việc nước.
Trước hàng loạt câu hỏi của cử tri đặt ra về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, chỉnh đốn để làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, Tổng Bí thư nói rằng, ông rất cảm động và cảm nhận toàn dân đang bàn việc nước và xin báo cáo tất cả tâm tư của mình.
Bác Trần Viết Hoàn (phường Liễu Giai) bày tỏ: “Dân chúng tôi căm giận những người tham nhũng, quan liêu đến cực điểm, nên chúng tôi lo cho Nghị quyết Trung ương 4 của Đảng, lo cho Luật Phòng chống tham nhũng, nếu làm không kiên quyết, không triệt để thì nó lại về như cũ mà còn tồi tệ hơn. Việc phê bình, tự phê bình vừa qua gần như hòa cả làng chẳng thấy ai tốt, ai xấu, chẳng thấy bộ phận không nhỏ suy thoái đâu cả. Trên các văn bản vẫn là những điệp khúc muôn thuở”.
Theo dõi những buổi chất vấn tại Quốc hội, cử tri hoan nghênh, hài lòng bao nhiêu những điều chất vấn của đại biểu thì không hài lòng bấy nhiêu những điều trả lời chất vấn. Vì qua trả lời, họ đã phạm vào những lời Bác Hồ dạy: Một đảng giấu giếm khuyết điểm là đảng hỏng, vậy thì đảng viên giấu giếm khuyết điểm là đảng viên hỏng.
Còn cử tri Võ Trọng Hốt (phường Trúc Bạch) bày tỏ sự đồng tình với ông Hoàn: Cán bộ nhỏ cũng đi xe công, tôi nghĩ nếu có đường lên cung trăng thì người ta cũng lấy xe công chạy lên đó chơi. Đề cập vấn đề cụ thể, cử tri Nguyễn Đình Chiêu (phường Hàng Đào) cho rằng, Nghị định 71 mới triển khai thực hiện mà cơ quan Nhà nước còn hiểu sai, khiến dân không hiểu, không ủng hộ thì làm sao thực hiện được? Sở dĩ có những chuyện như vậy là do người tham mưu không sâu sát cuộc sống, năng lực kém.
Cử tri Nguyễn Khắc Thịnh (phường Giảng Võ) trăn trở, Nghị quyết Trung ương 4 nói một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái. Xin đề nghị Tổng Bí thư làm rõ một bộ phận không nhỏ ấy nằm ở đâu?
Phúc đáp ý kiến của cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hứa sẽ cố gắng tiếp thu đầy đủ ý kiến của cử tri, không chỉ cho hoạt động của Quốc hội mà cho toàn bộ hệ thống chính trị, trong đó có công tác của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Tổng Bí thư khẳng định rằng, trong nhiều cuộc tiếp xúc cử tri thì hôm nay là cuộc khá đặc biệt, số lượng cử tri rất đông, nội dung đề cập những vấn đề vĩ mô tầm quốc gia chứ không chỉ loanh quanh những chuyện cụ thể, lặt vặt của địa phương.
Đề cập vấn đề phải kiểm soát quyền lực theo tinh thần Đại hội XI, Tổng Bí thư nói: “Đã sinh ra cơ quan quyền lực thì phải có sự kiểm soát cái quyền lực ấy. Có dạo cứ nói ào ào là phân cấp, phân quyền nhiều cho bên dưới, cứ ôm làm gì lắm. Nhưng phân cấp, phân quyền rồi mà không đi với kiểm tra, giám sát, đôn đốc thường xuyên lại sinh ra tự tung tự tác. Một quan điểm nữa là quan niệm Đảng cầm quyền thì việc tham mưu nên sử dụng bên Chính phủ luôn, làm gì mà phải song trùng để thêm các cơ quan bên Đảng nữa”.
Tổng Bí thư nói tiếp, nhưng sự đời nó không đơn giản thế. Cứ nói cùng là đảng viên cả, cùng là ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị cả thì phải tin các đồng chí ấy chứ. Nhưng khổ là bên ấy quá nhiều việc, chưa nói là tâm lý ăn cây nào rào cây ấy, lợi ích nhóm, lợi ích cục bộ hay không. Anh nào ra cái đề án cũng phải cố gắng bảo vệ cho mình. Thế là không có người thẩm định, không có người kiểm tra nên mới dẫn đến những cái sai như vừa rồi.
Tổng Bí thư tin rằng, nhân dân rất đồng tình với nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Nhưng chúng ta không thể coi đó là đôi đũa thần, đến khi không làm tốt được thì lại thất vọng, mất niềm tin. Bởi đưa ra như vậy nhưng trong cuộc sống có khi lại đối phó lại lợi ích cục bộ, cá nhân, lợi ích nhóm hoặc không chịu nhận khuyết điểm, sai lầm của mình. Nếu lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm không khách quan, không chuẩn xác thì có khi lại bỏ phiếu tín nhiệm cho cái ông không đáng tín nhiệm. Như các bác nói, có chuyện hứa hẹn cho cái này cái kia, ràng buộc lẫn nhau, có khi lại đe dọa, không hề đơn giản.
Phát biểu trước cử tri, Tổng Bí thư đã dành nhiều thời gian nói về công việc chỉnh đốn Đảng. Ông nói: Vừa rồi, chúng tôi biết là sau khi biết kết quả Hội nghị Trung ương 6 cũng có tâm tư, tâm trạng chưa hài lòng, thậm chí bực bội, nói là thất bại rồi, không kỷ luật được ai cả, nhiều cụ nói rằng mất ngủ vì bực lắm, tại sao đến mức như vậy mà không kỷ luật được ai.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn những đánh giá của cán bộ, đảng viên và nhân dân với việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4. Theo Tổng Bí thư: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là vấn đề cực kỳ hệ trọng, liên quan mật thiết đến sự sống còn của Đảng, của chế độ nên không chỉ làm trong một nhiệm kỳ mà nhiều nhiệm kỳ. Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 không chỉ tự phê bình và phê bình mà còn 4 nhóm vấn đề và một loạt các giải pháp về cơ chế, chính sách.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Nghị quyết Trung ương 4 về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng không chỉ làm cho nhiệm kỳ này, làm hết nhiệm kỳ này còn cho nhiều nhiệm kỳ sau nữa vì nó là vấn đề cực kỳ hệ trọng, liên quan đến sự tồn vong của Đảng và chế độ. Cũng không chỉ có tự phê bình và phê bình, mà cạnh đó là 4 nhóm giải pháp, vấn đề và hàng loạt biện pháp, cơ chế, chính sách quan trọng. Rồi đấu tranh có lý, có tình làm sao cho tất cả cùng tiến lên chứ không cốt kỷ luật nhiều mới là tốt.
Tổng Bí thư nêu rõ: Đấu tranh có lý, có tình, nhằm tất cả cùng tiến lên chứ không phải cốt là để kỷ luật nhiều mới là tốt, mới là đúng. Trước hết là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, ngăn chặn. Đây là tính nhân văn của Nghị quyết, phù hợp với tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tổng Bí thư nhắc đi nhắc lại, Nghị quyết 4 trước hết là cảnh tỉnh, thức tỉnh lại những người lâu nay quên đi rồi, không thấy nguy cơ này, không thấy tại sao Liên Xô sụp đổ, rồi mai kia đảng này sẽ là đảng của ai. Thứ hai là cảnh báo nguy cơ đó. Thứ ba là răn đe. Thứ tư là ngăn chặn. Vừa rồi đã răn đe chưa? Khối anh sợ chứ. Đến cuối cùng anh không sửa mới là kỷ luật, xử lý. Phê bình, tự phê bình cũng không chỉ là kỷ luật. Để mỗi người tự nghiền ngẫm, tự giác sửa mình sẽ bền vững, sâu xa hơn. Kỷ luật mà không tính kỹ thì lại rối, mai kia là ân oán, thù oán, đối phó, thành phe phái, rối nội bộ…
Cuộc tiếp xúc cử tri uyển chuyển biến thành cuộc bàn bạc việc nước, việc Đảng gây tác dụng lớn trong công tác giáo dục cán bộ, đảng viên.
Thọ Vinh (NLM)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm và làm việc tại Lâm Hà

2 nhận xét

Tiếp tục chuyến công tác tại Lâm Đồng, chiều ngày 6/12, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm và làm việc tại xã Đông Thanh, huyện Lâm Hà – vùng kinh tế mới của Hà Nội và là một huyện mới của tỉnh Lâm Đồng.
Tổng Bí thư biểu dương cán bộ và nhân dân huyện Lâm Hà tại buổi làm việc
Tổng Bí thư biểu dương cán bộ và nhân dân huyện Lâm Hà tại buổi làm việc
Tham dự buổi làm việc có các đồng chí Huỳnh Đức Hòa – Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Nguyễn Xuân Tiến – UVTW Đảng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo UBND tỉnh cùng các đồng chí lãnh đạo huyện Lâm Hà.
Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư đã nghe lãnh đạo huyện Lâm Hà và xã Đông Thanh báo cáo tình hình phát triển kinh tế – xã hội, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của địa phương trong thời gian qua. Đồng chí Tổng Bí thư đã vui mừng và biểu dương những kết quả mà cán bộ và nhân dân xã Đông Thanh cũng như toàn huyện Lâm Hà đạt được như tốc độ phát triển kinh tế – xã hội của toàn huyện giai đoạn 2006 – 2010 đạt 14,47%, GDP bình quân đầu người đạt trên 19 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 12,12%. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, phong trào xây dựng nông thôn mới đạt được nhiều kết quả tốt, việc triển khai nghị quyết các cấp rất nghiêm túc và luôn duy trì nề nếp sinh hoạt chi bộ Đảng.
Riêng xã Đông Thanh, người dân đã biết áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất nông nghiệp, từng bước áp dụng cơ giới hóa thay thế cho lao động phổ thông, tham gia có hiệu quả các đề án khuyến nông…, đưa năng suất cà phê bình quân đạt 3,5 tấn/1ha; tổng thu nhập trên dưới 130 triệu đồng/ha/năm. Các lĩnh vực văn hóa xã hội đều được chú trọng; toàn xã chỉ còn lại 44 hộ nghèo; an ninh được giữ vững, không để xảy ra “điểm nóng”. Đặc biệt, chỉ sau hai năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã đã đạt đến 13 tiêu chí…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã yêu cầu Đảng bộ và nhân dân huyện Lâm Hà tiếp tục phát huy truyền thống, những lợi thế riêng của địa phương (đất đai, thời tiết thuận lợi, người dân cần cù và biết làm ăn…) để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.
Cũng trong buổi chiều, Tổng Bí thư đã đến thăm, tặng quà gia đình bà Trần Thị Đát (80 tuổi, mẹ liệt sĩ) và gia đình ông Trần Văn Mùi (gia đình sản xuất giỏi) tại xã Đông Thanh.
Tổng Bí thư và Bí thư Tỉnh ủy trồng cây lưu niệm tại xã Đông Thanh
Tổng Bí thư và Bí thư Tỉnh ủy trồng cây lưu niệm tại xã Đông Thanh
Tổng Bí thư ân cần thăm hỏi người dân xã Đông Thanh
Tổng Bí thư ân cần thăm hỏi người dân xã Đông Thanh
Tổng Bí thư tặng quà cho gia đình cụ Trần Thị Đát
Tổng Bí thư tặng quà cho gia đình cụ Trần Thị Đát
Tổng Bí thư thăm và trò chuyện cùng gia đình ông Trần Văn Mùi
Tổng Bí thư thăm và trò chuyện cùng gia đình ông Trần Văn Mùi
Thụy Trang (BLD)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc

2 nhận xét

Ngày 2/12, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp thân mật Đoàn đại biểu Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc do đồng chí Lý Kiến Quốc, Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Uỷ viên trưởng Uỷ ban Thường vụ kiêm Tổng Thư ký Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc dẫn đầu, sang thăm Việt Nam và thông báo kết quả Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Lý Kiến Quốc, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ kiêm Tổng Thư ký Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Ảnh: TTXVN
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Ủy viên Bộ Chính trị Lý Kiến Quốc, Phó Ủy viên trưởng Ủy ban Thường vụ kiêm Tổng Thư ký Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc. Ảnh: TTXVN
Đồng chí Lý Kiến Quốc bày tỏ vui mừng được sang thăm Việt Nam; trân trọng chuyển lời thăm hỏi và lời chúc tốt đẹp của đồng chí Tổng Bí thư Tập Cận Bình và các đồng chí lãnh đạo Trung Quốc tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam; thông báo những nội dung chủ yếu của Đại hội XVIII và tình hình Trung Quốc thời gian gần đây.
Đồng chí đánh giá cao những thành tựu mà Việt Nam đã giành được trong sự nghiệp đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội; bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản (ĐCS) Việt Nam, nhân dân Việt Nam anh em chắc chắn sẽ giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước.
Đồng chí nhấn mạnh, Đảng, Chính phủ Trung Quốc và Tổng Bí thư Tập Cận Bình hết sức coi trọng phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa Trung Quốc và Việt Nam, coi đó là tài sản quý báu của hai Đảng, hai nước; nguyện cùng với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam làm hết sức mình để vun đắp, thúc đẩy quan hệ Trung – Việt trong giai đoạn mới phát triển ổn định đi vào chiều sâu, lên tầm cao mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng đồng chí Lý Kiến Quốc và Đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc sang thăm Việt Nam, đánh giá cao việc Trung ương ĐCS Trung Quốc cử đồng chí Lý Kiến Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị, sang Việt Nam thông báo kết quả Đại hội XVIII ĐCS. Đây là biểu hiện sinh động của quan hệ hữu nghị hợp tác toàn diện Việt – Trung.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chúc mừng thành công và đánh giá cao kết quả Đại hội XVIII ĐCS cũng như những thành tựu to lớn mà nhân dân Trung Quốc anh em đã giành được trong công cuộc cải cách mở cửa và xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời bày tỏ tin tưởng rằng, dưới sự lãnh đạo của ban lãnh đạo mới với đồng chí Tập Cận Bình làm Tổng Bí thư, ĐCS Trung Quốc nhất định lãnh đạo nhân dân Trung Quốc hoàn thành mục tiêu xây dựng toàn diện xã hội khá giả vào năm 2020.
Về quan hệ Việt – Trung, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, quan hệ hai Đảng, hai nước do Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Mao Trạch Đông và các thế hệ lãnh đạo hai Đảng, hai nước dày công vun đắp, nay đã trở thành quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện. Những năm qua, quan hệ hai Đảng, hai nước và nhân dân hai nước đã không ngừng phát triển. Đó là cơ sở quan trọng để hai bên tăng cường giao lưu, hợp tác trên mọi lĩnh vực, đồng thời giải quyết thoả đáng các vấn đề còn tồn tại, trong đó có vấn đề trên biển, qua đó không ngừng thúc đẩy quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt – Trung phát triển một cách lành mạnh, ổn định, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới.
Đồng chí Lý Kiến Quốc trân trọng chuyển thư của Tổng Bí thư Tập Cận Bình cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã gửi thư chúc mừng nhân đồng chí được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Trung Quốc.
*Trước đó, Đoàn đại biểu ĐCS Việt Nam do đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội, dẫn đầu, đã hội đàm với Đoàn đại biểu ĐCS Trung Quốc do đồng chí Lý Kiến Quốc, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó Ủy viên trưởng kiêm Tổng Thư ký Đại hội Đại biển nhân dân toàn quốc làm Trưởng đoàn.
(VNP)
Xem thêm →

Bộ Chính trị làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa

2 nhận xét

Thực hiện chương trình công tác năm 2012, sáng 30/11 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa, cho ý kiến về Đề án phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì cuộc làm việc. Cùng tham dự có các đồng chí trong Bộ Chính trị; lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi làm việc. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN)
Các ý kiến phát biểu tại cuộc làm việc đã tập trung làm rõ những kết quả nổi bật trong phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh của Khánh Hòa thời gian qua; đi sâu phân tích những tiềm năng, thế mạnh, gợi mở hướng phát triển của Khánh Hòa trong thời gian tới.
Bộ Chính trị ghi nhận và biểu dương những thành tựu quan trọng của Đảng bộ, nhân dân tỉnh Khánh Hòa sau gần 2 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và Nghị quyết lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa, góp phần tích cực vào thành tựu chung của cả nước.
Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Đảng bộ, chính quyền, nhân dân Khánh Hòa đã nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng an ninh… trở thành động lực phát triển của khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Hiện nay, Khánh Hòa có quy mô GDP xếp thứ 4, GDP bình quân đầu người xếp thứ 6, kim ngạch xuất khẩu, thu ngân sách xếp thứ 5 cả nước; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bộ Chính trị nhấn mạnh, Khánh Hòa có nhiều tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên khoáng sản… thuận lợi cho phát triển kinh tế toàn diện, đa ngành, đặc biệt là kinh tế biển. Nhân dân Khánh Hòa có truyền thống cách mạng, cần cù, năng động, sáng tạo. Đây là tiền đề quan trọng để Khánh Hòa tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Bộ Chính trị cơ bản nhất trí với các mục tiêu, định hướng phát triển mà tỉnh đã đề ra, phấn đấu xây dựng Khánh Hòa trở thành đô trị trực thuộc Trung ương trong tương lai; trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, du lịch, khoa học và công nghệ, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và là địa bàn trọng điểm về quốc phòng-an ninh của vùng duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và của cả nước.
Để đạt mục tiêu đó, Khánh Hòa cần phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh để phát triển toàn diện, theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tập trung phát triển mạnh kinh tế biển, công nghiệp, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp-thủy sản chất lượng cao…
Bên cạnh đó, Khánh Hòa cần chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển; quan tâm giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo; bảo vệ môi trường sinh thái xanh-sạch-đẹp; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng…
Phát biểu kết luận buổi làm việc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh tỉnh Khánh Hòa đã chuẩn bị Đề án một công phu, nghiêm túc, cầu thị, theo một quy trình chặt chẽ, với mong muốn đưa Khánh Hòa phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, Khánh Hòa cần tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, nỗ lực phấn đấu và tìm ra những hướng đi phù hợp với những chủ trương chung của cả nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương.
Khánh Hòa cần nhận rõ những tiềm năng, lợi thế của tỉnh, tập trung phát triển du lịch, dịch vụ, kinh tế biển; chú ý phát triển bền vững, không chạy theo phát triển nóng, kết hợp giữa phát triển theo chiều rộng với phát triển theo chiều sâu, kết hợp kinh tế với xã hội, kinh tế với quốc phòng an ninh, đối ngoại và đặt mình trong vị thế liên quan với các tỉnh xung quanh, trong mối liên kết vùng.
Bên cạnh đó, Khánh Hòa có nhiều điều kiện thuận lợi để tăng cường quan hệ với các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung bộ, gắn kết với Đà Nẵng, Tây Nguyên, Thành phố Hồ Chí Minh.
Về phương hướng phát triển thời gian tới, Tổng Bí thư hoan nghênh Khánh Hòa đã mạnh dạn, chủ động đề xuất, xây dựng Đề án phát triển toàn diện của tỉnh, tuy nhiên cần chuẩn bị kỹ lưỡng, bảo đảm tính khả thi cao.
Tổng Bí thư lưu ý Khánh Hòa cần có tầm nhìn xa hơn, chuẩn bị, hoàn thiện đề án xây dựng và phát triển đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, bảo đảm phù hợp với quy hoạch chung của vùng và cả nước, phù hợp với Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVI của Đảng bộ tỉnh, cũng như các quy hoạch mà Chính phủ đã phê duyệt.
Tại cuộc làm việc, Bộ Chính trị cũng đã cho ý kiến về một số vấn đề cụ thể theo đề xuất của tỉnh Khánh Hòa. Theo đó, Bộ Chính trị đồng ý chủ trương xây dựng, phát triển Khánh Hòa trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, nhưng cần có lộ trình thích hợp, khả thi, chặt chẽ, trên cơ sở thực lực của tỉnh và đáp ứng các tiêu chí, quy định chung về thành phố trực thuộc Trung ương.
Về việc tiến tới xây dựng đặc khu hành chính kinh tế bắc Vân Phong, Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương, nhưng giao Ban cán sự Đảng Chính phủ, các cơ quan hữu quan rà soát lại tổng thể, làm rõ thế nào là đặc khu hành chính kinh tế, tiêu chí, nội hàm của nó là gì, phạm vi, quy mô đến đâu, phát triển cái gì, quản lý thế nào…
Xung quanh việc khai thác, sử dụng cảng Cam Ranh, cần kết hợp quân sự với dân sự, kinh tế với quốc phòng đồng thời, Khánh Hòa cần quan tâm phát triển huyện đảo Trường Sa, phát huy mạnh tiềm năng kinh tế biển, gắn với bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
Bộ Chính trị đồng ý về chủ trương việc tổ chức lại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa thành một trường đại học có quy mô đa ngành, đa lĩnh vực, nhưng phải có đề án cụ thể, tuân thủ quy hoạch chung và bảo đảm chất lượng; cho ý kiến về các cơ chế, chính sách tài chính, một số công trình, mục tiêu, dự án cụ thể và việc chuẩn bị tổ chức Đại hội thể thao bãi biển châu Á vào năm 2016 tại Khánh Hòa…/.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của Việt Nam

3 nhận xét
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam coi Hoa Kỳ là đối tác quan trọng.

Chiều ngày 10/7/2012, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton đang ở thăm Việt Nam theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao nước ta Phạm Bình Minh.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton
Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton chân thành cảm ơn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã giành thời gian tiếp Đoàn, thông báo với Tổng Bí thư về kết quả tốt đẹp cùa các cuộc hội kiến, hội đàm với các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Bộ trưởng bày tỏ vui mừng được trở lại thăm Việt Nam, chứng kiến những thành tựu của Việt Nam trong thời gian qua trong công cuộc Đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, đánh giá cao vị thế và vai trò ngảy càng cao của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới, khẳng định chính quyền Mỹ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác hiệu quả nhiều mặt với các nước và các cơ chế trong khu vực, trong đó Việt Nam có một vị trí rất quan trọng.

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Hillary Clinton nhấn mạnh sự phát triển mạnh mẽ trong quan hệ kinh tế, thương mại, giáo dục và đào tạo … giữa hai nước đang khích lệ các doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào thị trường Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hoan nghênh Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Việt Nam lần thứ 3 kể từ năm 2010;  bày tỏ hài lòng về những bước tiến trong quan hệ hợp tác nhiều mặt, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, thương mại kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995.

Tổng Bí thư nhấn mạnh Việt Nam thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế;  khẳng định coi  Hoa Kỳ là đối tác quan trọng của Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Hoa Kỳ tăng cường trao đổi đoàn các cấp, các ngành, đẩy mạnh hợp tác với Việt Nam trong các khuôn khổ hiện có và trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học-công nghệ, giáo dục-đào tạo,bảo vệ môi trường,đối phó với biến đổi khí hậu….

Tổng Bí thư cũng đánh giá cao vai trò tích cực của cá nhân Bà Bộ trưởng và phu quân – cựu Tổng thống Bin Clinton- trong việc thúc đầy quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ trưởng Ngoại giao Hillary Clinton cũng đã trao đổi về một số vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, trong đó có vấn đề duy trì hòa bình, ổn định tại khu vực. Hai bên khẳng định tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.

Theo VGP
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba

1 nhận xét

Ngày 8/7, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đã hội đàm với đồng chí Raul Castro Ruz, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch Hội đồng Nhà nước và Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Cuba.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhiệt liệt chào mừng đồng chí Raul Castro Ruz, người bạn lớn và thân thiết của nhân dân Việt Nam, trở lại thăm Việt Nam trên cương vị là lãnh đạo cao nhất của Đảng, Nhà nước và Chính phủ nước CH Cuba; coi đây là sự tiếp nối những nỗ lực chung của hai bên nhằm thúc đẩy bước phát triển mới trong quan hệ giữa hai Đảng, hai nước và hiện thực hóa các thỏa thuận tại Tuyên bố chung Việt Nam – Cuba gần đây, góp phần tăng cường và nâng quan hệ giữa hai nước lên một tầm cao mới.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chào đón Chủ tịch Raul Castro Ruz
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thông báo với Chủ tịch Raul Castro Ruz những nét lớn về tình hình Việt Nam gần đây; nêu bật những chủ trương, đường lối về chính trị, kinh tế, xã hội, những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của 25 năm đổi mới, đồng thời nhấn mạnh những khó khăn, thách thức và bài học kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ở Việt Nam; khẳng định nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản quang vinh, sẽ tiếp tục kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đẩy mạnh công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XI của Đảng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chân thành cảm ơn Chủ tịch Raul Castro Ruz đã trao đổi cởi mở, thân tình, trên tinh thần anh em, tin cậy lẫn nhau, về tình hình Cuba, quốc tế và quan hệ giữa hai Đảng, hai nước; bày tỏ vui mừng trước những thắng lợi to lớn của Cuba trong công cuộc bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là những thắng lợi bước đầu rất đáng khích lệ của công cuộc “cập nhật hóa” mô hình phát triển kinh tế-xã hội được thông qua tại Đại hội VI Đảng Cộng sản Cuba tháng 4/2011 và tin tưởng chắc chắn rằng, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Cuba, đứng đầu là đồng chí Raun Castro kính mến, nhân dân Cuba anh em sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách, giành được nhiều thắng lợi to lớn hơn nữa trong sự nghiệp cách mạng cao cả của mình.
Thay mặt Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chân thành cảm ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba anh em về tình đoàn kết sâu sắc, sự ủng hộ to lớn và quý báu đối với sự nghiệp giải phóng và thống nhất đất nước trước đây cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay của nhân dân Việt Nam; khẳng định lập trường nhất quán ủng hộ sự nghiệp đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Cuba và quyết tâm của Đảng và nhân dân Việt Nam không ngừng củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, đoàn kết thủy chung, tin cậy lẫn nhau và hợp tác toàn diện giữa hai Đảng, hai Nhà nước và nhân dân hai nước.
Toàn cảnh Hội đàm
Toàn cảnh Hội đàm
Chủ tịch Raul Castro Ruz cám ơn Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam đã dành cho Đồng chí và Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước Cuba những tình cảm thân thiết, sự đón tiếp trọng thị, thắm tình đồng chí, anh em; bày tỏ xúc động và vui mừng được trở lại thăm đất nước Việt Nam anh hùng, được chứng kiến những thay đổi lớn lao trên quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Chủ tịch Cuba đánh giá cao những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, coi đó là nguồn cổ vũ lớn lao, là kinh nghiệm quý đối với nhân dân Cuba trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nhất là trong giai đoạn Cuba đang tiến hành công cuộc “cập nhật hóa” mô hình phát triển kinh tế-xã hội của mình; đánh giá cao vai trò, vị thế quốc tế ngày càng tăng của Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á, châu Á-Thái Bình Dương cũng như trên các diễn đàn, tổ chức quốc tế; tin tưởng chắc chắn rằng Việt Nam sẽ tiếp tục thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, giành nhiều thành tựu to lớn hơn nữa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Raul chân thành cảm ơn tình cảm đoàn kết, sự ủng hộ và giúp đỡ quý báu về tinh thần và vật chất mà Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam anh em luôn dành cho nhân dân Cu-ba, nhất là trong những năm tháng khó khăn của “thời kỳ đặc biệt”.
Chủ tịch Raul đã thông báo những nét lớn về tình hình Cuba, về những thành tựu hết sức có ý nghĩa mà Đảng và nhân dân Cuba đã giành được trong bối cảnh bị bao vây cấm vận và thiên tai liên tiếp xảy ra, những kết quả bước đầu và những khó khăn, thách thức trong quá trình triển khai đường lối “cập nhật hóa” mô hình phát triển kinh tế-xã hội của Đại hội VI; khẳng định quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia và những thành quả to lớn mà cách mạng Cuba đã đạt được, nhất là trên các lĩnh vực xã hội, y tế, giáo dục, khoa học-công nghệ, văn hóa, thể thao, thể hiện sự ưu việt và nhân văn của chế độ xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân Cuba đã lựa chọn.
Trên tinh thần tin cậy anh em, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Raul Castro Ruz đã trao đổi sâu rộng về quan hệ mọi mặt giữa hai Đảng, hai nước và những biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ hợp tác toàn diện ngày càng đi vào chiều sâu; thúc đẩy các giải pháp hợp tác kinh tế, thương mại nhằm tăng tính hiệu quả, phù hợp với điều kiện mới và lợi ích của mỗi nước.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Raul Castro Ruz nhất trí tăng cường các cuộc trao đổi tiếp xúc các cấp; đẩy mạnh trao đổi kinh nghiệm thực tiễn và lý luận, đặc biệt là về công tác xây dựng Đảng, công tác cán bộ; mở rộng, nâng cao tính hiệu quả và bền vững trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư; tăng cường phối hợp, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn quốc tế mà hai nước đều là thành viên. Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, nhất là về cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế toàn cầu, tình hình khu vực châu Á-Thái Bình dương và Mỹ La-tinh.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chuyển lời thăm hỏi thân thiết nhất tới Lãnh tụ Phidel Castro và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước Cuba.
Theo VGP
Xem thêm →

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ban hành Nghị quyết mới của Bộ Chính trị về phát triển TP.Hồ Chí Minh

2 nhận xét

Bộ Chính trị nhất trí về việc ban hành một Nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu mới của Thành phố và của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
Ngày 6/7, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ Chính trị đã họp, cho ý kiến về tổng kết Nghị quyết số 20-NQ/TW (Khóa IX) về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2010.
Bộ Chính trị thống nhất đánh giá, sau hơn 25 năm đổi mới và 10 năm thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW, Thành phố Hồ Chí Minh đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo sự chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước.
Kinh tế tăng trưởng khá cao, bình quân hơn 11%, bằng 1,2 lần tốc độ tăng trưởng chung của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và hơn 1,5 lần tốc độ tăng trưởng chung của cả nước. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng dần tỷ trọng các ngành có giá trị gia tăng và hàm lượng khoa học – công nghệ cao.
Bộ Chính trị yêu cầu phát triển Thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, làm tốt vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tuy chỉ chiếm 0,6% về diện tích tự nhiên, 8,56% dân số cả nước, nhưng thành phố đóng góp 21,3% GDP cả nước, 29,38% tổng thu ngân sách nhà nước, 22,9% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của TP Hồ Chí Minh chưa tương xứng với vị trí, vai trò đầu tàu của cả nước, chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh chưa cao; cơ cấu hạ tầng ngày càng quá tải, bất cập, quy hoạch và quản lý đô thị chưa theo kịp tốc độ phát triển và còn nhiều yếu kém, tình trạng ùn tắc giao thông, ngập nước đô thị, ô nhiễm môi trường vẫn nghiêm trọng và ngày càng gay gắt hơn…
Trên cơ sở chỉ rõ tồn tại, hạn chế, phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm, Bộ Chính trị yêu cầu: Đảng bộ, nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng kiên cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, chủ động nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức, phát triển Thành phố nhanh và bền vững với chất lượng và tốc độ cao hơn mức bình quân chung của cả nước, làm tốt vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Về các kiến nghị, đề xuất của Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chính trị đồng ý tiếp tục cho phép Thành phố được thực hiện thí điểm đối với những vấn đề phát sinh mà thực tiễn Thành phố đặt ra trong quá trình phát triển, nhưng chưa có quy định hay những quy định hiện hành của Nhà nước không còn phù hợp; xây dựng và triển khai thực hiện thí điểm đề án tổ chức quản lý theo mô hình chính quyền đô thị… Tuy nhiên, Thành phố cần xây dựng đề án, có lộ trình, bước đi, giải pháp phù hợp, hiệu quả.
Bộ Chính trị cũng nhất trí về việc ban hành một Nghị quyết mới về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020, đáp ứng yêu cầu mới của Thành phố và của đất nước trong giai đoạn phát triển mới.
Phát biểu kết luận, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao tinh thần năng động sáng tạo của Thành phố Hồ Chí Minh và khuyến khích Thành phố mạnh dạn đề xuất, thí điểm những vấn đề phát sinh mà thực tiễn đặt ra trong quá trình phát triển.
Tổng Bí thư đánh giá cao các mục tiêu phấn đấu quyết liệt của Thành phố Hồ Chí Minh, nổi bật là đến năm 2020, bình quân GDP theo đầu người đạt 8.500 USD, tập trung phát triển 9 nhóm ngành dịch vụ, 4 ngành công nghiệp có hàm lượng khoa học cao, năm 2015 hoàn thành chỉ tiêu cơ bản về xây dựng nông thôn mới, tạo bước đột phá về hệ thống kết cấu hạ tầng.
Tổng Bí thư lưu ý, Thành phố Hồ Chí Minh cần bám sát các tư tưởng chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011-2020, Nghị quyết Đại hội IX của Đảng bộ Thành phố, các nghị quyết, kết luận gần đây của Trung ương, trên cơ sở đó xác định mục tiêu nhiệm vụ chung, toàn diện, đồng thời đề ra các mục tiêu cụ thể, các khâu đột phá, phù hợp với tình hình thực tế và đáp ứng yêu cầu phát triển.
Tổng Bí thư đặc biệt lưu ý Thành phố Hồ Chí Minh coi trọng giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và đặc thù riêng của Thành phố; bảo đảm an sinh xã hội, kéo giảm khoảng cách giàu – nghèo, đấu tranh kéo giảm tội phạm và tệ nạn xã hội, đảo đảm an ninh trật tự an toàn xã hội… Tổng Bí thư chỉ rõ, cùng với tập trung hoàn thiện cơ chế, cải cách hành chính, mô hình quản lý chính quyền đô thị, cần triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4.
Tổng Bí thư nhấn mạnh, xây dựng, phát triển, bảo vệ thành phố Hồ Chí Minh không chỉ là việc của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, mà còn là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị, các ngành, các cấp, các địa phương.
Nguyễn Sự
(VGP)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Đại biểu Quốc hội phải thấm thía những vấn đề nhân dân đặt ra

3 nhận xét

Ngày 29/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng các đại biểu quốc hội đơn vị bầu cử số 1 thành phố Hà Nội, đã tiếp xúc đông đảo cử tri các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu với các cử tri quận Hoàn Kiếm
Kỳ họp thứ 3 vừa qua, mặc dù thời gian ngắn, nội dung nhiều, nhưng Quốc hội đạt được sự thống nhất rất cao và thực hiện trọn vẹn chương trình kế hoạch đề ra. Cùng với việc xem xét, quyết định các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và ngân sách Nhà nước, những vấn đề vĩ mô như tái cấu trúc nền kinh tế…, Quốc hội đã tiến hành giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, thảo luận, thông qua 13 luật, 7 nghị quyết, cho ý kiến vào một số dự án luật khác, tiếp thu và trả lời gần 1.700 ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước…
Sau khi báo cáo những kết quả nổi bật của Kỳ họp thứ 3, các đại biểu quốc hội đã trả lời các ý kiến, kiến nghị cử tri nêu trong cuộc tiếp xúc trước Kỳ họp, tập trung vào một số vấn đề như quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, đặc biệt là quy hoạch Thủ đô; quản lý chặt chẽ đại học từ xa; khắc phục tình trạng mất cân đối giữa đào tạo đại học và dạy nghề, nâng cao chất lượng, đổi mới công tác dạy nghề thông qua các chính sách khuyến khích học nghề, ưu tiên dạy nghề cho lao động nông thôn, bộ đội xuất ngũ; quy hoạch sản xuất nông nghiệp, quản lý xuất nhập khẩu các mặt hàng nông sản nhằm tránh rủi ro, bảo vệ quyền lợi cho nông dân…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với các cử tri quận Ba Đình
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trò chuyện với các cử tri quận Ba Đình
Tại cuộc tiếp xúc, các ý kiến phát biểu của cử tri đều hoan nghênh kết quả Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XIII, với nhiều phiên họp công khai, tính dân chủ ngày càng được tăng cường, để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng cử tri và nhân dân cả nước. Qua theo dõi các phiên họp Quốc hội, cử tri phấn khởi nhận thấy, nhiều ý kiến, kiến nghị mà cử tri gửi gắm, đã được các đại biểu quốc hội phản ánh, chuyển tải đến Quốc hội. Các bộ trưởng cũng trả lời thẳng thắn hơn, tập trung vào những vấn đề cử tri quan tâm.
Tuy nhiên, cử tri mong muốn cần chú trọng hơn phần hậu chất vấn, bảo đảm thực hiện những điều mà các bộ trưởng đã hứa trước cử tri và nhân dân cả nước. Cử tri cũng bày tỏ băn khoăn trước nhiều vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội đang đặt ra, đặc biệt là tình trạng tội phạm ma túy, khiếu kiện đông người vượt cấp gia tăng, công tác đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, vấn đề bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng, nâng cao hiệu quả hoạt động các tập đoàn, tổng công ty nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, chăm lo giáo dục thế hệ trẻ, công tác cán bộ, vấn đề lương-giá…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn cử tri đã đóng góp nhiều ý kiến thẳng thắn, tâm huyết và xây dựng, đề cập nhiều vấn đề thiết thực, liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Ghi nhận và tiếp thu từng ý kiến đóng góp xác đáng của cử tri, Tổng Bí thư chỉ rõ: Hoạt động tiếp xúc cử tri ngày càng có ý nghĩa quan trọng, cho thấy dân chủ trực tiếp ngày càng được phát huy, cử tri bày tỏ tâm tư nguyện vọng, đóng góp ý kiến với Đảng, Nhà nước, cùng tham gia bàn bạc những vấn đề quan trọng của quốc gia. Từng đại biểu quốc hội phải thấm thía những vấn đề nhân dân đặt ra, những vấn đề bức xúc của cuộc sống. Quốc hội đang trên đà đổi mới và sắp tới còn phải đổi mới nhiều hơn nữa để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới và xứng đáng với sự trông đợi của cử tri.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri Ba Đình, Hà Nội
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với cử tri Ba Đình, Hà Nội
Trước sự quan tâm của nhiều cử tri về vấn đề chống tham nhũng, tiêu cực, triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay,” Tổng Bí thư khẳng định vai trò cực kỳ quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc.
Nghị quyết Trung ương 4 ra đời đã đáp ứng được sự mong đợi của tuyệt đại đa số cán bộ, đảng viên, nhân dân. Nội dung Nghị quyết được đánh giá là rất “trúng” và “đúng,” nhưng chuyển biến trong thực tế như thế nào mới quan trọng. Toàn Đảng, toàn dân đã quyết tâm rất lớn, thống nhất rất cao và nghiêm túc triển khai bằng các chương trình kế hoạch hành động.
Tổng Bí thư nhấn mạnh rằng việc triển khai thực hiện Nghị quyết phải được tiến hành bài bản, kiên quyết, lâu dài, nhằm giữ cho được và không ngừng phát huy bản chất tốt đẹp của Đảng, dân tộc, khắc phục cho được những hạn chế, yếu kém, tiêu cực. Muốn vậy, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải đồng lòng nhất trí cùng thực hiện, không ai đứng ngoài cuộc; biện pháp phải đồng bộ, có lộ trình, kế hoạch cụ thể, vừa khơi dậy lòng thiện, cái đức của con người để mỗi người tự soi lại mình, tự sửa mình, vừa hoàn thiện cơ chế, chính sách, luật pháp, tiến hành từng bước vững chắc, có hiệu quả…
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri tại quận Hoàn Kiếm.
Tổng Bí thư lưu ý cần nghiêm khắc nhìn thẳng vào sự thật, nhận rõ tồn tại, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa, nhưng cũng hết sức bình tĩnh, tỉnh táo, thấy cả mặt tốt và mặt xấu, thành tựu và hạn chế, để không mất phương hướng, không mất niềm tin. Có những việc phải vừa làm vừa rút kinh nghiệm, kiên quyết nhưng phải kiên trì.
Phân tích những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong xu thế hội nhập ngày nay, Tổng Bí thư chỉ rõ những mục tiêu cơ bản trong triển khai thực hiện đường lối đối ngoại của Đảng, Nhà nước là phải kiên quyết giữ cho được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; bảo vệ cho được thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, bảo vệ nhân dân; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước, kinh tế có giàu mạnh thì mới bảo vệ vững chắc được đất nước.
Trong quan hệ quốc tế, đối tác và đối tượng đan xen, việc ứng xử phải bảo đảm lợi ích cao nhất của quốc gia, dân tộc. Đảng tin dân, dân tin Đảng, quan hệ giữa Đảng và nhân dân là quan hệ máu thịt, là bài học bảo đảm thành công của cách mạng Việt Nam.
Tổng Bí thư mong muốn toàn Đảng, toàn dân tiếp tục phát huy tinh thần “đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết,” quyết tâm hoàn thành thắng lợi các mục tiêu nhiệm vụ mà Nghị quyết Đại hội XI của Đảng đã đề ra, xây dựng đất nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.
Nguyễn Thị Sự (TTXVN)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm

1 nhận xét

Đại diện các cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm hoan nghênh tinh thần làm việc trách nhiệm, tích cực của các đại biểu Quốc hội khoá XIII.
Ngày 29/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đơn vị bầu cử số 1 đã tiếp xúc cử tri quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm thành phố Hà Nội báo cáo kết quả kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII.
Sau khi nghe đại diện Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội báo cáo những nội dung và kết quả của kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII, cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm phát biểu đánh giá cao những Dự luật và nhiều Nghị quyết quan trọng đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội của đất nước… Đại diện các cử tri quận Ba Đình và Hoàn Kiếm hoan nghênh tinh thần làm việc trách nhiệm, tích cực của các đại biểu Quốc hội trong công tác lập pháp, giám sát và đặc biệt là những đổi mới nhằm nâng cao hơn nữa vai trò, vị trí của Quốc hội, nói lên tiếng nói của cử tri.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri quận Ba Đình.
Tuy nhiên, cử tri cũng bày tỏ băn khoăn về việc thất thoát tại một số tập đoàn kinh tế lớn, Tổng công ty nhưng chưa làm rõ trách nhiệm cụ thể những sai phạm, đời sống của một bộ phận người dân vẫn còn nhiều khó khăn trong bối cảnh giá cả tăng cao. Cử tri Nguyễn Hữu Tửu, phường Ngọc Khánh Quận Ba Đình kiến nghị: “Nội dung kỳ họp thứ 3, Quốc hội lần này, rất có chất lượng và rất phấn khởi nhưng vẫn còn nhiều lo lắng. Ví dụ, một số vấn đề thất thoát ở một số công ty lớn và một số xí nghiệp, tổng công ty mà thất thoát như vậy thì cách xử lý như thế nào, để cho người dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước. Giải quyết được vấn đề này thì lòng tin của người dân sẽ được nâng lên”.
Cử tri quận Ba Đình và quận Hoàn Kiếm cũng đề nghị Quốc hội cần giám sát chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực ngân hàng, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì trong thực tế mặc dù lãi suất đã hạ nhưng doanh nghiệp vẫn khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn, ảnh hưởng đến phát triển sản xuất, thu nhập của người lao động. Bên cạnh đó, cử tri cũng kiến nghị cần có những giải pháp mạnh mẽ và đồng bộ để khắc phục các tệ nạn xã hội gây bức xúc trong nhân dân, đồng thời tiếp tục các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, chấn chỉnh công tác quản lý lao động nước ngoài …
Phát biểu tại cuộc tiếp xúc, thay mặt đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đánh giá cao những ý kiến tâm huyết và xây dựng của cử tri. Phát huy những kết quả của Quốc hội khóa trước, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII tiếp tục có những đổi mới về thời gian, nội dung và phương thức tiến hành kỳ họp, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nguyện vọng của cử tri. Tổng Bí thư cũng đồng tình và chia sẻ với những băn khoăn của cử tri về chống tham nhũng, giảm khoảng cách giàu nghèo, những bất cập trong giáo dục, giao thông độ thị, giá cả tăng, văn hóa đạo đức xuống cấp trong một bộ phận thanh thiếu niên…
Thông báo với đông đảo cử tri về thực hiện Nghị quyết Trung ương 4: Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, Tổng Bí thư Nguyễn Phú  Trọng nêu rõ: Nghị quyết được cán bộ, đảng viên và nhân dân đồng tình ủng hộ, được cho là đã “bắt đúng bệnh, bốc đúng thuốc” và toàn Đảng, toàn dân đang quyết tâm, đồng lòng thực hiện.
Trong công tác đối ngoại, Tổng Bí thư cho rằng, bên cạnh những thuận lợi vẫn còn nhiều khó khăn nhất là khi Việt Nam hội nhập sâu rộng với quốc tế như hiện nay. Trong đối tác có đối tượng, cần phân biệt nhận rõ đâu là đối tác, đâu là đối tượng từ đó có chiến lược bảo vệ đất nước, bảo vệ thành quả cách mạng, sẵn sàng đập tan âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ địch.
Kết thúc các cuộc tiếp xúc cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị lãnh đạo các Quận Ba Đình, Hoàn Kiếm và thành phố Hà Nội tiếp tục làm rõ, trả lời cụ thể những vấn đề của cơ sở, địa bàn mà cử tri nêu ra. Những vấn đề chung sẽ được đoàn đại biểu Quốc hội tổng hợp chuyển tới Quốc hội và các Bộ, ngành, cơ quan xem xét, giải quyết theo đúng chức năng.
Đặng Linh (VOV)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Thông qua Luật Biển là thành công lớn của Việt Nam

1 nhận xét

Tại cuộc tiếp xúc cử tri sáng 29/6, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh, Luật Biển đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp để giữ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và cử tri Hà Nội
Tình hình phức tạp tại Biển Đông và hành động ngang ngược gần đây của Trung Quốc là chủ đề nhiều cử tri quận Ba Đình (Hà Nội) đặc biệt quan tâm. “Trung Quốc đã thành lập thành phố Tam Sa bao gồm cả quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, đây là vấn đề mà người dân rất băn khoăn, bức xúc. Đảng, Chính phủ xử lý vấn đề này như thế nào, chúng ta càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới”, ông Vũ Đình Hiền, phường Điện Biên nói.
Cử tri này còn cho rằng, một số người Trung Quốc làm ăn tại Việt Nam đang có những hành động ảnh hưởng tới thị trường hàng hóa Việt Nam, như mua trái cây của bà con với giá cao bất thường rồi lại không mua nữa, khiến người nông dân phải chặt bỏ dừa, dưa…
Đồng quan điểm, cử tri Nguyễn Duy Thông, phường Đội Cấn, tỏ ý băn khoăn, lo lắng khi những hành động của Trung Quốc tại Biển Đông gây khó khăn cho nước ta, như việc khoan thăm dò dầu khí.
Theo ông Vũ Đình Hiền, tình trạng lãng phí, tham ô ngày càng trầm trọng, một số tập đoàn kinh tế lớn đang làm thất thoát hàng nghìn tỷ động, khi phát hiện sai phạm thì người làm sai đã trốn thoát. Trong khi đời sống của người dân ngày càng khó khăn, giá cả sinh hoạt leo thang.
Cử tri Nguyễn Khách Thịnh, phường Giảng Võ cho rằng, sai phạm của Vinalines, Vinashin đem lại bài học cho công tác bổ nhiệm cán bộ. Quốc hội cần tăng cường giám sát các tập đoàn kinh tế vì có vốn đầu tư lớn, nên nguy cơ thất thoát tài sản lớn.
“Ai chịu trách nhiệm về những sai phạm của các tập đoàn này? Trước Quốc hội, các bộ trưởng Tài chính, Kế hoạch Đầu tư đều khẳng định họ không liên quan. Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc không không nói về trách nhiệm đối với các tổng công ty này”, ông Thịnh đặt vấn đề.
Cử tri Phan Hồng Vinh, phường Điện Biên, cũng cho rằng, nghị quyết của Đảng về chống tham nhũng tuy rằng muộn song vẫn rất cần thiết. Cán bộ cấp cao phải làm gương, nếu Quốc hội không làm đến nơi đến chốn thì mất lòng tin của người dân. “Nhiều người nói cán bộ không có ai nghèo vì cơ chế đã tạo điều kiện cho cán bộ kiếm tiền từ quà cáp, phong bì”, ông Vinh nhận xét.
Phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, Quốc hội thông qua Luật biển là một thành công lớn, dù biết là nhiều nước trên thế giới có phản ứng, không chỉ có Trung Quốc. Luật biển Việt Nam đã khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.
Theo Tổng bí thư, trong quan hệ quốc tế, chúng ta phải thực hiện nhiều biện pháp để giữ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền, giữ hòa bình ổn định của đất nước. Nếu xảy ra chiến tranh thì sẽ có nhiều hậu quả, các nước khác không đầu tư vào nước ta, người dân cũng không thể yên tâm làm ăn.
“Chúng ta không thể mơ hồ, chúng ta phải tạo môi trường ổn định để xây dựng đất nước”, Tổng bí thư khẳng định.
Tổng bí thư cho rằng, trong quan hệ quốc tế, với từng đất nước phải có biện pháp khác nhau “trong đối tượng có đối tác”. “Chúng ta phải tranh thủ đối tác để phát triển, vì lợi ích tối ca. Với từng đối tượng phải có chiến lược riêng, vừa hợp tác vừa đấu tranh”, Tổng bí thư phát biểu.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết, việc phê bình và tự phê bình trong Đảng đang được thực hiện quyết liệt từ tháng 7, một số người trong diện kỷ luật đang được xử lý. Trên thực tế đã có nhiều biểu hiện tích cực như lãnh đạo xuống cơ sở không còn mang tính hình thức, không có khẩu hiệu nhiệt liệt chào mừng…
“Hiện tượng tham nhũng, hư hỏng, nhìn vào đâu cũng có, tôi hết sức sốt ruột. Tinh thần chống tham nhũng trong Đảng quyết tâm rất cao, song phải dựa vào nhân dân, vào đảng viên chứ nội bộ làm riêng là không được”, Tổng bí thư nói.
Đoàn Loan (Vnexpress)
Xem thêm →