Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII

0 nhận xét

Tại phiên họp thứ 39 diễn ra từ 25-27/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về 4 nhóm vấn đề gồm đánh giá kỳ họp đã qua và chuẩn bị kỳ họp tới của QH, vấn đề chuẩn bị bầu cử, thu chi ngân sách Trung ương, một số dự thảo văn bản pháp luật. Phiên họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng. Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan; Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng; Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh; đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, đại diện lãnh đạo một số Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức hữu quan.

Phiên họp dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Khóa XIII tập trung xem xét cơ cấu tổ chức, nhân sự

Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, đánh giá kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII và cho ý kiến bước đầu về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII.

Về đánh giá kết quả kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XII: Trên cơ sở ý kiến của các Đoàn đại biểu Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội, của cử tri, dư luận xã hội, thực tế diễn biến kỳ họp và ý kiến của các cơ quan, tổ chức hữu quan tham dự phiên họp, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thảo luận và nhất trí cho rằng, kỳ họp thứ 9, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XII đã thành công tốt đẹp.

Với tinh thần làm việc tích cực, khẩn trương, dân chủ và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành chương trình nghị sự đề ra, bảo đảm chất lượng, tiến độ, được cử tri và nhân dân cả nước rất quan tâm, đánh giá cao.

Kết quả kỳ họp tiếp tục góp phần khẳng định Quốc hội khóa XII với nhiệm kỳ 4 năm có nhiều đổi mới và tiến bộ, để lại dấu ấn đậm nét về hoạt động của mình đối với nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Đây cũng là dấu mốc quan trọng để tiến tới nhiệm kỳ Quốc hội khóa mới tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới, nâng cao hơn nữa hiệu quả, hiệu lực việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Về việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thực hiện nhiệm vụ trọng tâm là xem xét, quyết định cơ cấu tổ chức và nhân sự cấp cao của các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Đồng thời, Quốc hội cũng dành thời gian để xem xét các vấn đề về kinh tế, xã hội và ngân sách nhà nước; cho ý kiến về một số dự án luật; các báo cáo công tác của các cơ quan của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và xem xét, quyết định một số vấn đề quan trọng khác.

Công tác chuẩn bị bầu cử đúng tiến độ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 báo cáo về tình hình chuẩn bị bầu cử.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác chuẩn bị bầu cử và nhấn mạnh việc tiếp tục triển khai thực hiện nhiệm vụ trong thời gian tới, chỉ đạo việc tập huấn các tổ bầu cử, cán bộ làm công tác bầu cử; thực hiện tốt hoạt động giám sát, kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử; quan tâm xử lý tốt các đơn thư khiếu nại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bầu cử và đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội; bảo đảm về cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác.

Ưu tiên giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng chi trả nợ

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về phương án phân bổ số vượt thu và số dư dự toán chi ngân sách trung ương năm 2010.

Trên cơ sở Tờ trình của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, cơ bản tán thành nguyên tắc phân bổ, sử dụng số vượt thu và số dư dự toán chi ngân sách trung ương năm 2010; yêu cầu có phương án phân bổ phù hợp, hiệu quả, đúng quy định, trong đó cần ưu tiên giảm bội chi ngân sách nhà nước, tăng chi trả nợ, tăng đầu tư phát triển, ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội, giải quyết các nhiệm vụ cấp bách; hỗ trợ các địa phương vùng bão lũ, các vùng khó khăn.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu bổ sung vốn cho những dự án, nhiệm vụ cấp bách bảo đảm quốc phòng, an ninh; hỗ trợ đầu tư cho các địa phương trọng điểm về thu ngân sách nhà nước, các địa phương khó khăn có số hụt thu ngân sách lớn do nguyên nhân khách quan và thưởng vượt thu cho các địa phương.

Nhất trí thành lập thêm 4 đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực

Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; dự thảo Nghị định của Chính phủ về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nhất trí với đề nghị thành lập thêm 4 đơn vị Kiểm toán Nhà nước khu vực, 1 đơn vị Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành và giao chỉ tiêu biên chế năm 2011, 2012 cho Kiểm toán Nhà nước.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc cử Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao làm thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; cho ý kiến về chỉ tiêu biên chế năm 2011 của Văn phòng Quốc hội và Viện nghiên cứu lập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội./.

Hồng Phong


(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

Libya đề nghị Nga hối thúc Liên hợp quốc họp về chiến dịch của NATO

0 nhận xét

Hãng thông tấn nhà nước Libya, Jana đưa tin ngày 26/4 Libya đã chính thức đề nghị Nga hối thúc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp để thảo luận về “cuộc xâm lược” của phương Tây chống nước Bắc Phi này. Cùng ngày, Ngoại trưởng Libya Abdelati Obeidi dẫn đầu phái đoàn nước này đến trụ sở Liên minh châu Phi trong nỗ lực tìm kiếm giải pháp cho cuộc xung đột.

Cảnh đổ nát bên ngoài văn phòng của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi sau vụ không kích của NATO. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Phát biểu tại một cuộc họp của Hội đồng An ninh và Hòa bình AU, ông Obeidi đề nghị triệu tập một cuộc họp đặc biệt của Hội đồng AU sớm nhất có thể nhằm thảo luận các cách thức huy động tiềm lực của châu lục đối phó với các lực lượng xâm lược.

Theo phóng viên TTXVN tại Washington, cũng trong ngày 26/4, tại Lầu Năm Góc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates và người đồng cấp Anh Liam Fox, đã thảo luận các biện pháp nhằm tăng sức ép đối với chính quyền của nhà lãnh đạo Libya Muammar Gaddafi. Trong cuộc họp báo chung sau hội đàm, Bộ trưởng Quốc phòng Anh cho rằng trong vài ngày qua lực lượng chống Chính phủ Libya đã giành lại thế chủ động trên chiến trường, đẩy quân đội trung thành với ông Gaddafi rơi vào thế bị động.

Ông Fox khẳng định NATO vẫn đang liên tục không kích các trung tâm chỉ huy cũng như các cơ sở quân sự liên quan của chính quyền Libi, coi văn phòng của nhà lãnh đạo Libya cũng như các trung tâm chỉ huy quân sự của Libya là “mục tiêu tấn công hợp pháp.” Mỹ đã có động thái gia tăng hỗ trợ lực lượng chống chính phủ tại Libya. Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 26/4 đã chính thức ra lệnh viện trợ khẩn cấp cho lực lượng này các phương tiện, thiết bị không gây sát thương, tổng trị giá 25 triệu USD. Trước đó, các quan chức Mỹ cho biết số viện trợ này bao gồm các loại xe, trang thiết bị y tế, áo chống đạn, ống nhòm và đài phát thanh.

Trong khi đó, phát biểu tại Copenhagen trong chuyến thăm Đan Mạch, Thủ tướng Nga Vladimir Putin chỉ trích các cuộc không kích do NATO cầm đầu tại Libya đã vượt quá phạm vi cho phép của nghị quyết Liên hợp quốc về việc áp đặt một vùng cấm bay và bảo vệ dân thường. Thủ tướng Nga cũng nhấn mạnh liên quân không có quyền tử hình ông Gaddafi. Cùng ngày, hãng thông tấn Interfax dẫn tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định Mátxcơva sẽ không ủng hộ bất cứ nghị quyết mới nào của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc dẫn đến sự leo thang hơn nữa cuộc chiến tại Libya.

Đánh giá về chiến dịch quân sự của phương Tây chống chính quyền của nhà lãnh đạo Libya Gaddafi, cựu Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA), Michael Hayden cho rằng ông Gaddafi đã từng là đối tác tốt của Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố, và sự sụp đổ của chế độ của ông Gaddafi trước mắt sẽ gây ra tình trạng rối ren có thể làm phương hại các lợi ích của Mỹ tại khu vực này./.

(Theo Vietnam+)


(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

VietinBank dành thêm 30.000 tỷ đồng cho vay phát triển công nghiệp phụ trợ

0 nhận xét

VietinBank sẽ tiếp tục dành thêm khoảng 30 ngàn tỷ đồng cho vay phát triển ngành công nghiệp phụ trợ trên cả nước với lãi suất thấp hơn lãi suất thông thường. Đó là khẳng định của Phó Tổng giám đốc VietinBank Võ Minh Tuấn tại hội thảo “Xúc tiến và phát triển ngành công nghiệp phụ trợ (CNPT)” được tổ chức nằm trong khuôn khổ chương trình phát triển ngành này tại Việt Nam, do cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch Đầu tư) tổ chức ngày 27/4, tại Hà Nội.

Công nghiệp phụ trợ

Chương trình bao gồm cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và tài trợ thực hiện các dự án của ngành công nghiệp phụ trợ, tập trung vào những lĩnh vực: ngành cơ khí – chế tạo, dệt – may, da – giầy… Đây là một trong những dự án ODA dành cho hỗ trợ phát triển công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam có quy mô lớn nhất từ trước đến nay về số lượng tình nguyện viên, chuyên gia cao cấp trực tiếp tham gia với mục tiêu hỗ trợ cho 100 doanh nghiệp với 500 hoạt động cải tiến trong vòng 3 năm, 30 doanh nghiệp trong số đó sẽ có hợp đồng hợp tác sản xuất hoặc tăng sản lượng với các công ty Nhật Bản.

Trong khuôn khổ Hội thảo, đại diện JICA tại Việt Nam đã trình bày kết quả một năm hoạt động hỗ trợ công nghiệp phụ trợ do các chuyên gia tình nguyện của JICA thực hiện và một số tham luận của các chuyên gia nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong việc tìm hiểu và hỗ trợ doanh nghiệp./.

Thúy Hà

(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

TT Nguyễn Tấn Dũng: Ngân hàng Nhà nước cần giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ

0 nhận xét

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục theo dõi, giám sát chặt chẽ thị trường tiền tệ để có biện pháp xử lý kịp thời những vấn đề bất hợp lý về lãi suất đối với nền kinh tế; bảo đảm khả năng thanh khoản, từng bước hình thành lãi suất liên ngân hàng ở mức ổn định và hợp lý.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gắn Huân chương Hồ Chí Minh lên lá cờ truyền thống của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. (Ảnh: Đức Tám)

Đến tham dự lễ míttinh và trao Huân chương Hồ Chí Minh tặng ngành ngân hàng Việt Nam nhân kỷ niệm 60 năm ngày thành lập (6/5/1951-6/5/2011) sáng 27/4, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo trước mắt, Ngân hàng Nhà nước cần kết hợp chặt chẽ chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa để tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội; tập trung điều hành chủ động, linh hoạt các công cụ, chính sách tiền tệ. Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước phải bảo đảm an toàn và thanh khoản đối với các tổ chức tín dụng.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trân trọng chúc mừng và nhiệt liệt biểu dương những thành tích, nỗ lực của ngành ngân hàng Việt Nam 60 năm qua, góp phần thiết thực vào những thành tựu của đất nước qua các thời kỳ cách mạng. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định trong suốt quá trình phấn đấu, gian khổ, các thế hệ cán bộ ngân hàng đã nêu cao phẩm chất cách mạng cần, kiệm, liêm chính hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Đặc biệt, trong thời kỳ đổi mới, ngành ngân hàng Việt Nam đã tiếp cận và đổi mới cơ chế chính sách tiền tệ phù hợp với điều kiện thực tế Việt Nam cũng như tiến gần với thông lệ quốc tế, góp phần tích cực vào việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, kiềm chế lạm phát. Hệ thống ngân hàng không ngừng được đổi mới, từng bước hình thành cơ chế ngân hàng hai cấp. Ngân hàng Nhà nước ngày càng làm tốt hơn chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ, hoạt động ngân hàng và chức năng ngân hàng Trung ương. Hệ thống các tổ chức tín dụng, ngân hàng chính sách liên tục được phát triển với môi trường pháp lý ổn định.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh để đạt được mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo Nghị quyết của Đảng đã đề ra, ngành ngân hàng phải nỗ lực phấn đấu vươn lên, thực hiện tốt hơn nữa chức năng nhiệm vụ của mình. Đội ngũ cán bộ ngân hàng được trang bị kiến thức, kỹ năng với trình độ công nghệ hiện đại đáp ứng hiệu quả hơn nhu cầu chuyển vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống nhân dân, thúc đẩy nhanh hơn quá trình lưu thông tiền tệ cho nền kinh tế.

Hệ thống ngân hàng phải thực sự trở thành công cụ hữu hiệu điều chỉnh vĩ mô, đảm bảo kinh tế-xã hội tiếp tục phát triển bền vững, ổn định. Mục tiêu cần hướng tới là xây dựng hệ thống ngân hàng hiện đại, an toàn, hiệu quả phù hợp với xu hướng điều chỉnh của các thể chế tài chính trên toàn quốc. Ngành ngân hàng cần tiếp tục hình thành đồng bộ khuôn khổ pháp lý, phát triển dịch vụ ngân hàng phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội; chủ động và nâng cao hơn nữa việc quản lý ngoại hối, nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định vĩ mô, góp phần tăng trưởng kinh tế.

Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh Ngân hàng Nhà nước cần điều hành thị trường tiền tệ, tỷ giá hối đoái chủ động, linh hoạt, phù hợp với tình hình nhằm khuyến khích xuất khẩu; cải thiện cán cân thanh toán quốc tế và góp phần tăng dự trữ ngoại hối, ngăn ngừa đầu cơ ngoại tệ; giảm tình trạng đôla hóa nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện công khai, minh bạch trong giao dịch ngoại tệ đáp ứng nhu cầu hợp pháp của người dân; kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tín dụng trong huy động, cho vay và chất lượng tín dụng; khẩn trương hoàn thiện quy định về quản lý, kinh doanh vàng, từng bước hạn chế việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán…

Với vị trí đặc biệt quan trọng của mình, ngành ngân hàng Việt Nam cần được phát triển nhanh chóng, bền vững. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ tin tưởng, với bề dày thành tích, truyền thống nối tiếp suốt 60 năm qua, cán bộ, công chức, viên chức ngành ngân hàng sẽ ra sức khắc phục những tồn tại, đóng góp nhiều hơn nữa, thiết thực hơn nữa vào thành tựu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.

Đọc diễn văn tại buổi lễ, ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nêu rõ trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, ngành ngân hàng Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và phát triển. Hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước và vai trò của Ngân hàng Nhà nước ngày càng được hoàn thiện và nâng cao, đáp ứng tốt hơn yêu cầu điều hành chính sách tiền tệ và chỉ đạo hoạt động ngân hàng. Hệ thống các tổ chức tín dụng phát triển mạnh về quy mô, mạng lưới, loại hình, chất lượng hoạt động, phục vụ hiệu quả nhu cầu sử dụng dịch vụ tiền tệ-ngân hàng của nền kinh tế và tiến gần hơn với thông lệ, chuẩn mực quốc tế.

Ghi nhận những đóng góp của ngành ngân hàng, Đảng, Nhà nước đã trao tặng ngành Huân chương Sao Vàng, Huân chương Hồ Chí Minh, trao tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang cho 2 đơn vị và nhiều phần thưởng cao quý khác…/.

Quang Vũ


(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của UBTV Quốc hội

0 nhận xét

Sáng 25/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV QH). Về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, theo dự kiến bước đầu của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp sẽ diễn ra trong 22 ngày, từ 21/7 – 16/8/2011.
Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 21/7
Tại phiên họp này, UBTV QH cho ý kiến về kết quả kỳ họp thứ 9 QH khóa XII; việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII; báo cáo tình hình chuẩn bị bầu cử ĐBQH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và một số vấn đề quan trọng khác.
Báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ 9 của UBTV QHH nêu rõ, kỳ họp thứ 9 đã thành công tốt đẹp là sự nỗ lực và đổi mới không ngừng của QH; là sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, sự ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước. Đồng thời, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn trong đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng với QH.
Tại kỳ họp thứ 9, QH đã xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của các cơ quan nhà nước. Theo đó, các báo cáo đạt yêu cầu chất lượng, có tính tổng hợp, khái quát cao, phản ánh khá đầy đủ kết quả hoạt động trong suốt nhiệm kỳ của các cơ quan, có sự phân tích, đánh giá sâu sắc, cụ thể những ưu điểm và hạn chế, làm rõ các vấn đề từ thực tiễn và rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị xác đáng nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước.
Về công tác lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kỳ họp thứ 9 đã tập trung thảo luận, phân tích toàn diện những vấn đề lớn về chỉ đạo, điều hành và quản lý vĩ mô. QH khẳng định những kết quả đạt được trong những tháng đầu năm 2011 thể hiện nỗ lực phấn đấu, đóng góp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, năng động sáng tạo của Chính phủ và chính quyền các cấp, giám sát chặt chẽ, tạo điều kiện của QH và HĐND các cấp…
Với những nội dung cần quan tâm chỉ đạo trong thời gian tới, UBTV QH nhấn mạnh cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng về hoạt động của QH trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, công tác tổ chức thuộc thẩm quyền của QH.
Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết kỳ họp thứ 9 vừa được thông qua; nghiên cứu tiếp thu các ý kiến xác đáng của đại biểu về các báo cáo công tác của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước để có biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan lãnh đạo và tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu QH và HĐND nhiệm kỳ 2011-2016; tiếp tục phát huy và tăng cường tính đối thoại trong các phiên thảo luận của QH…
Tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, các vụ việc xảy ra tại Vinashin cũng cần được làm rõ hơn cũng như tuyên truyền đầy đủ các kết luận của Bộ Chính trị nhằm tạo sự đồng thuận. Đối với dự thảo Luật Thủ đô cần rút kinh nghiệm trong chuẩn bị kỹ càng hơn để có tính thuyết phục và tạo sự đồng thuận cao đối với các đại biểu. Về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII, theo dự kiến bước đầu của Văn phòng QH, kỳ họp sẽ diễn ra trong 22 ngày, từ 21/7 – 16/8/2011.
Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 14 ngày cho công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan Nhà nước như: bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; bầu Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước; bầu Thủ tướng Chính phủ; bầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn thành viên của Hội đồng Quốc phòng – An ninh.
Phiên họp thứ 39 của UBTV QH diễn ra đến hết ngày 27/4.
Lê Sơn
Nguồn: http://nguyenphutrong.com/2011/04/tong-bi-thu-chu-tich-quoc-hoi-nguyen-phu-trong-chu-tri-phien-hop-cua-uy-ban-thuong-vu-quoc-hoi.htm
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chuẩn bị bầu cử tích cực, bảo đảm tiến độ

0 nhận xét

Chiều 25/4, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Hội đồng bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 báo cáo về tình hình chuẩn bị bầu cử. Phát biểu tại buổi làm việc, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng tán thành với những nhận định được nêu lên trong báo cáo tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và nhấn mạnh từ Trung ương tới địa phương đã triển khai tích cực, chủ động, trách nhiệm và sáng tạo trong việc thực hiện kế hoạch và đúng tiến độ đã đề ra, không xảy ra vấn đề gì lớn. Các cơ quan hữu quan, địa phương vào cuộc và có sự phối hợp tốt trong công tác chuẩn bị bầu cử. 

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Nguyễn Phú Trọng phát biểu ý kiến. (Ảnh: Trí Dũng)

Nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng công tác chuẩn bị bầu cử trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương phát huy những kết quả đã làm được, huy động cả hệ thống chính trị, nhân dân tham gia và làm tốt công tác bầu cử; không chủ quan, thỏa mãn với những gì đã làm được.

Tán thành với các nội dung công việc triển khai trong thời gian tới, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng lưu ý cần tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về bầu cử, trong đó chú ý về quy mô, nội dung, phương pháp tuyên truyền.

Các cơ quan hữu quan cần chỉ đạo việc tập huấn, hướng dẫn cán bộ trực tiếp làm công tác bầu cử; quan tâm giải quyết tốt đơn thư khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật; đảm bảo an ninh trật tự an toàn tuyệt đối cho cuộc bầu cử; làm tốt công tác kiểm tra giám sát, đồng thời giải đáp kịp thời, chỉ đạo hợp lý kiến nghị của địa phương qua hoạt động giám sát.

Báo cáo tiến độ triển khai công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 do Trưởng Ban công tác đại biểu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Hội đồng bầu cử Phạm Minh Tuyên trình bày tại buổi làm việc cho biết đến nay, công tác tổ chức chuẩn bị bầu cử trong phạm vi cả nước đang được triển khai đúng pháp luật và bảo đảm theo tiến độ đề ra, chưa có vấn đề lớn phát sinh lớn ảnh hưởng tới cuộc bầu cử.

Ông Tuyên cũng cho biết Hội đồng bầu cử và các cơ quan hữu quan ở Trung ương đã tích cực, sát sao trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn về bầu cử. Các cấp ủy đảng, chính quyền, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, tổ chức, đoàn thể ở địa phương đã thực hiện tốt các bước chuẩn bị và đang khẩn trương, nghiêm túc triển khai các công việc còn lại, bảo đảm cho cuộc bầu cử diễn ra thành công. Từ nay đến ngày bầu cử 22/5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng bầu cử tiếp tục chỉ đạo chặt chẽ, sát sao việc thực hiện các công việc theo đúng thời gian quy định.

Cụ thể là Ban hành Nghị quyết công bố danh sách những người ứng cử theo từng đơn vị bầu cử trong cả nước theo danh sách chính thức do Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử gửi đến (chậm nhất là ngày 27/4/2011); Chỉ đạo Ủy ban bầu cử các cấp công bố danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử theo đúng thời gian (chậm nhất là ngày 27/4/2011); Chỉ đạo việc niêm yết danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (chậm nhất là ngày 2/5/2011); tổ chức các cuộc gặp gỡ tiếp xúc với cử tri giữa những người ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp để thực hiện vận động bầu cử, báo cáo với cử tri về dự kiến chương trình hành động của mình nếu trúng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Các đơn vị chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết phục vụ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội; đảm bảo đúng luật, dân chủ, tiết kiệm và trật tự an toàn trong ngày bầu cử; đảm bảo nguồn điện được cung cấp đầy đủ trong ngày bầu cử và trong thời gian kiểm phiếu. Trong thời gian tới, công tác truyên truyền về bầu cử tiếp tục được triển khai, trong đó, tổ chức đa dạng các hình thức truyên truyền, nhất là danh sách người ứng cử, củng cố các cụm khẩu hiệu, panô, áp phích, tranh cổ động tại các khu vực đông dân cư và các địa điểm bỏ phiếu; tăng cường công tác đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đề phòng sự phá hoại của các thế lực thù địch…

Phát biểu tại phiên họp, đa số ý kiến của đại biểu tán thành với các nội dung được báo cáo đề cập tới. Các ý kiến nhấn mạnh một trong những công việc cần chú trọng làm tốt hơn nữa trong thời gian tới là công tác tuyên truyền, góp phần để nhân dân hiểu đúng, đầy đủ về ý nghĩa, trách nhiệm của công dân trong bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIII và Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2011-2016.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền đề nghị cần tăng cường hơn nữa việc tuyên truyền về bầu cử cả về liều lượng cũng như nội dung tuyên truyền; tổ chức các buổi học tập thể lệ bầu cử, đặc biệt là trao đổi, mạn đàm ở tổ dân phố để nhân dân hiểu rõ và đầy đủ về trách nhiệm của mình trong cuộc bầu cử. Đại biểu cho rằng nếu không làm tốt công tác tuyên truyền sẽ ảnh hướng tới kết quả của cuộc bầu cử. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Ksor Phước nhấn mạnh cần làm tốt công tác tuyên truyền trong nhân dân về bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Huỳnh Đảm cho rằng việc tuyên truyền, vận động phải đi vào chiều sâu, trong đó đặc biệt chú trọng tới tuyên truyền miệm, đảm bảo bầu đúng, bầu đủ. Đại biểu nhấn mạnh tới sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị hữu quan trong công tác tuyền truyền, góp phần hoàn thành nhiệm vụ được giao. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên đề nghị cần rà soát lại để thống nhất và ban hành văn bản hướng dẫn về các vấn đề mà các địa phương còn băn khoăn như số lượng hòm phiếu, hồ sơ của ứng cứ viên…

Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu đề nghị cần có sự tập huấn, hướng dẫn cụ thể, chi tiết tới cơ sở, dự kiến cả những tình huống có thể phát sinh và phương hướng xử lý. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội Lê Quang Bình đề nghị cần quan tâm tới vấn đề đảm bảo an ninh, an toàn cho cuộc bầu cử, đặc biệt là việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân…/.

Quỳnh Hoa

(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp của UBTV Quốc hội

0 nhận xét

Sáng 25/4, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTV QH). Về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII, theo dự kiến bước đầu của Văn phòng Quốc hội, kỳ họp sẽ diễn ra trong 22 ngày, từ 21/7 – 16/8/2011.

Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIII dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 21/7

Tại phiên họp này, UBTV QH cho ý kiến về kết quả kỳ họp thứ 9 QH khóa XII; việc chuẩn bị kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII; báo cáo tình hình chuẩn bị bầu cử ĐBQH khóa XIII và HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011-2016 và một số vấn đề quan trọng khác.

Báo cáo đánh giá kết quả kỳ họp thứ 9 của UBTV QHH nêu rõ, kỳ họp thứ 9 đã thành công tốt đẹp là sự nỗ lực và đổi mới không ngừng của QH; là sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan, sự ủng hộ của cử tri và nhân dân cả nước. Đồng thời, tiếp tục khẳng định tính đúng đắn trong đổi mới về nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng với QH.

Tại kỳ họp thứ 9, QH đã xem xét các báo cáo tổng kết nhiệm kỳ của các cơ quan nhà nước. Theo đó, các báo cáo đạt yêu cầu chất lượng, có tính tổng hợp, khái quát cao, phản ánh khá đầy đủ kết quả hoạt động trong suốt nhiệm kỳ của các cơ quan, có sự phân tích, đánh giá sâu sắc, cụ thể những ưu điểm và hạn chế, làm rõ các vấn đề từ thực tiễn và rút ra những bài học kinh nghiệm, kiến nghị xác đáng nhằm tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả họat động của từng cơ quan trong bộ máy Nhà nước.

Về công tác lập pháp và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kỳ họp thứ 9 đã tập trung thảo luận, phân tích toàn diện những vấn đề lớn về chỉ đạo, điều hành và quản lý vĩ mô. QH khẳng định những kết quả đạt được trong những tháng đầu năm 2011 thể hiện nỗ lực phấn đấu, đóng góp của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo quyết liệt, năng động sáng tạo của Chính phủ và chính quyền các cấp, giám sát chặt chẽ, tạo điều kiện của QH và HĐND các cấp…

Với những nội dung cần quan tâm chỉ đạo trong thời gian tới, UBTV QH nhấn mạnh cần quán triệt nghiêm túc, đầy đủ sự lãnh đạo của Đảng về hoạt động của QH trên các lĩnh vực lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, công tác tổ chức thuộc thẩm quyền của QH.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị quyết kỳ họp thứ 9 vừa được thông qua; nghiên cứu tiếp thu các ý kiến xác đáng của đại biểu về các báo cáo công tác của các cơ quan trong bộ máy Nhà nước để có biện pháp khắc phục hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan lãnh đạo và tổ chức tốt cuộc bầu cử đại biểu QH và HĐND nhiệm kỳ 2011-2016; tiếp tục phát huy và tăng cường tính đối thoại trong các phiên thảo luận của QH…

Tại phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cho rằng, các vụ việc xảy ra tại Vinashin cũng cần được làm rõ hơn cũng như tuyên truyền đầy đủ các kết luận của Bộ Chính trị nhằm tạo sự đồng thuận. Đối với dự thảo Luật Thủ đô cần rút kinh nghiệm trong chuẩn bị kỹ càng hơn để có tính thuyết phục và tạo sự đồng thuận cao đối với các đại biểu. Về công tác chuẩn bị cho kỳ họp thứ nhất QH khóa XIII, theo dự kiến bước đầu của Văn phòng QH, kỳ họp sẽ diễn ra trong 22 ngày, từ 21/7 – 16/8/2011.

Trong kỳ họp này, Quốc hội sẽ dành 14 ngày cho công tác tổ chức, nhân sự của các cơ quan Nhà nước như: bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội; bầu Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước; bầu Thủ tướng Chính phủ; bầu Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; quyết định cơ cấu tổ chức của Chính phủ; phê chuẩn việc bổ nhiệm các Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ; phê chuẩn thành viên của Hội đồng Quốc phòng – An ninh.

Phiên họp thứ 39 của UBTV QH diễn ra đến hết ngày 27/4.

Lê Sơn


(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

Bộ Xây dựng: Khoảng 64.000 người thu nhập thấp sẽ có chỗ ở

0 nhận xét

Một góc khu đô thị mới Việt Hưng. (Ảnh: Tuấn Anh)

Theo tin từ Bộ Xây dựng, cả nước hiện có 37 dự án nhà ở thu nhập thấp đã được khởi công, với tổng vốn đầu tư lên tới 3.600 tỷ đồng, tổng diện tích sàn xây dựng đạt 750.000m2 và góp phần giải quyết chỗ ở cho 64.000 người. Hà Nội đã và đang triển khai 9 dự án xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp tại khu vực đô thị, với quy mô 3.832 căn hộ và diện tích sàn xây dựng đạt 270.000m2, đáp ứng chỗ ở cho trên 15.000 người.

Ba trong 9 dự án này đã được hoàn thành là Khu dân cư Ngô Thì Nhậm (quận Hà Đông) và 2 dự án tại khu đô thị mới Việt Hưng-Long Biên. Thành phố Hồ Chí Minh cũng đang triển khai 6 dự án nhà ở thu nhập thấp với quy mô 7.659 căn hộ, diện tích sàn xây dựng khoảng 700.000m2 và đáp ứng chỗ ở cho gần 28.000 người.

Đà Nẵng cũng có 1.653 căn hộ dành cho người thu nhập thấp hoàn thành phần xây dựng và hiện bán được 400 căn hộ cho các hộ dân. Mới đây, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (CDB) và Bộ Xây dựng vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về xây dựng nhà ở dành cho người thu nhập thấp.

CDB cam kết cho vay khoảng 1,5 tỷ USD đối với các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam nhằm đáp ứng các yêu cầu tài chính của các dự án nhà ở thu nhập thấp, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang thiếu vốn như hiện nay./.

Ngọc Quỳnh

(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vai trò người đứng đầu, Nghị quyết Đảng vào cuộc sống

0 nhận xét

Sáng 20/4/2011, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt khu vực phía Bắc triển khai học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị

Dự Hội nghị có đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Ban Đảng Trung ương, Ban Chỉ đạo học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và gần 400 đại biểu là đại diện Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo 27 tỉnh, thành ủy và 4 đảng ủy trực thuộc Trung ương.

Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thành công của Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).

Đại hội đã xây dựng các văn kiện; xác định các mục tiêu, chiến lược và những giải pháp cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên đất nước ta. Đại hội  xác định rõ 8 phương hướng cơ bản xây dựng XHCN và để thực hiện tốt các phương hướng đó, Đại hội cũng đã đề ra 3 khâu đột phá và giải quyết 8 mối quan hệ biện chứng trong quá trình xây dựng XHCN. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành cần chủ động quán triệt và triển khai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Để triển khai việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp uỷ cần chủ động xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XI, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn đoàn thể chính trị – xã hội, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện một cách tích cực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị và tạo ra phong trào thi đua trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đã đề ra.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý, trong xây dựng chương trình hành động, cần chú trọng đề ra các biện pháp thiết thực, có lộ trình hợp lý giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, cấp bách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.

Các cấp ủy và Ban Tuyên giáo các cấp cần tổ chức tốt các đợt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Trong quá trình quán triệt, cần tổ chức thảo luận, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn, nhận thức rõ các quan điểm cơ bản, những điểm mới của các văn kiện, làm rõ nội dung các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp, định hướng trong mỗi văn kiện. Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI cần tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, không làm lướt. Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc tổ chức học tập, quán triệt, kết hợp với thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị khác, đặc biệt là công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Cần có các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân ở trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Các đại biểu tham dự Hội nghị

Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trên cơ sở học tập, thảo luận, nắm vững các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, cần đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; tăng cường phê bình và tự phê bình, phê phán các biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng.

Đối với cán bộ chủ chốt các cấp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: cần nghiên cứu sâu các nội dung cơ bản, các điểm mới, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quan điểm, giải pháp; từ đó liên hệ thực tiễn và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế sau khi học tập. Cán bộ, đảng viên cơ sở cần được tổ chức học tập, quán triệt một cách thiết thực, gắn với thực tiễn địa phương, cơ sở để người học nắm vững các luận điểm cơ bản và có khả năng vận dụng vào thực tiễn đời sống, công tác. Quá trình quán triệt, triển khai Nghị quyết, các cấp ủy cần đề cao vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp uỷ và lựa chọn các báo cáo viên có quan điểm chính trị vững vàng để phổ biến, quán triệt Nghị quyết, các văn kiện Đại hội. Đội ngũ báo cáo viên cần được nghiên cứu, học tập và quán triệt trước.

Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương và các tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và các hoạt động thông tin đối ngoại về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI.

Hội nghị được tổ chức từ ngày 20 đến 22/4. Các đại biểu sẽ được nghe các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành, các đồng chí trực tiếp tham gia các Tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hội XI truyền đạt về những luận điểm cơ bản và những điểm mới trong các văn kiện; thảo luận về các văn kiện quan trọng của Đại hội XI là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Các đại biểu cũng nghe Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn và thảo luận về việc triển khai tổ chức học tập, quán triệt tại địa phương, cơ sở./.

PV


(Theo www.nguyenphutrong.com)
Xem thêm →

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Vai trò người đứng đầu, Nghị quyết Đảng vào cuộc sống

0 nhận xét

Sáng 20/4/2011, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt khu vực phía Bắc triển khai học tập, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI của Đảng. Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đến dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại Hội nghị
Dự Hội nghị có đồng chí Đinh Thế Huynh, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, các Ban Đảng Trung ương, Ban Chỉ đạo học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XI của Đảng và gần 400 đại biểu là đại diện Thường trực tỉnh ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo 27 tỉnh, thành ủy và 4 đảng ủy trực thuộc Trung ương.
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng khẳng định: Thành công của Đại hội XI của Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đất nước ta. Đại hội đã thông qua Nghị quyết và các văn kiện: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi).
Đại hội đã xây dựng các văn kiện; xác định các mục tiêu, chiến lược và những giải pháp cho thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) trên đất nước ta. Đại hội  xác định rõ 8 phương hướng cơ bản xây dựng XHCN và để thực hiện tốt các phương hướng đó, Đại hội cũng đã đề ra 3 khâu đột phá và giải quyết 8 mối quan hệ biện chứng trong quá trình xây dựng XHCN. Với ý nghĩa đặc biệt quan trọng đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp ủy đảng, các cấp, các ngành cần chủ động quán triệt và triển khai đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống. Để triển khai việc học tập, quán triệt và tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội XI, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu các cấp uỷ cần chủ động xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội XI. Trên cơ sở nắm vững đường lối, quan điểm, chủ trương, mục tiêu, nhiệm vụ nêu trong Nghị quyết và các văn kiện Đại hội XI, Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ, Đảng đoàn Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn đoàn thể chính trị – xã hội, các tỉnh uỷ, thành uỷ, đảng uỷ trực thuộc Trung ương, các cấp, các ngành chủ động xây dựng chương trình hành động triển khai thực hiện một cách tích cực, sáng tạo, phù hợp với điều kiện cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị và tạo ra phong trào thi đua trong toàn Đảng, toàn quân và toàn dân, quyết tâm phấn đấu thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Đại hội đã đề ra.
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng cũng lưu ý, trong xây dựng chương trình hành động, cần chú trọng đề ra các biện pháp thiết thực, có lộ trình hợp lý giải quyết có hiệu quả các vấn đề bức xúc, cấp bách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo đời sống nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền tạo sự đồng thuận cao trong nhân dân.
Các cấp ủy và Ban Tuyên giáo các cấp cần tổ chức tốt các đợt học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Trong quá trình quán triệt, cần tổ chức thảo luận, phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn, nhận thức rõ các quan điểm cơ bản, những điểm mới của các văn kiện, làm rõ nội dung các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải pháp, định hướng trong mỗi văn kiện. Việc tổ chức học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XI cần tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, không làm lướt. Làm tốt công tác chuẩn bị cho việc tổ chức học tập, quán triệt, kết hợp với thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị khác, đặc biệt là công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp. Cần có các hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với đông đảo các tầng lớp nhân dân ở trong nước, đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế.

Các đại biểu tham dự Hội nghị
Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Trên cơ sở học tập, thảo luận, nắm vững các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, cần đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch; uốn nắn những nhận thức lệch lạc; tăng cường phê bình và tự phê bình, phê phán các biểu hiện “tự diễn biến” trong nội bộ Đảng.
Đối với cán bộ chủ chốt các cấp, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng yêu cầu: cần nghiên cứu sâu các nội dung cơ bản, các điểm mới, cơ sở lý luận và thực tiễn của các quan điểm, giải pháp; từ đó liên hệ thực tiễn và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tế sau khi học tập. Cán bộ, đảng viên cơ sở cần được tổ chức học tập, quán triệt một cách thiết thực, gắn với thực tiễn địa phương, cơ sở để người học nắm vững các luận điểm cơ bản và có khả năng vận dụng vào thực tiễn đời sống, công tác. Quá trình quán triệt, triển khai Nghị quyết, các cấp ủy cần đề cao vai trò, trách nhiệm của đồng chí bí thư cấp uỷ và lựa chọn các báo cáo viên có quan điểm chính trị vững vàng để phổ biến, quán triệt Nghị quyết, các văn kiện Đại hội. Đội ngũ báo cáo viên cần được nghiên cứu, học tập và quán triệt trước.
Nhân dịp này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng yêu cầu Ban Tuyên giáo Trung ương và các tỉnh chỉ đạo các cơ quan báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân và các hoạt động thông tin đối ngoại về các nội dung cơ bản của các văn kiện Đại hội XI.
Hội nghị được tổ chức từ ngày 20 đến 22/4. Các đại biểu sẽ được nghe các đồng chí lãnh đạo, chuyên gia đầu ngành, các đồng chí trực tiếp tham gia các Tiểu ban chuẩn bị văn kiện Đại hội XI truyền đạt về những luận điểm cơ bản và những điểm mới trong các văn kiện; thảo luận về các văn kiện quan trọng của Đại hội XI là: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020; Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khoá X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi). Các đại biểu cũng nghe Ban Tuyên giáo Trung ương hướng dẫn và thảo luận về việc triển khai tổ chức học tập, quán triệt tại địa phương, cơ sở./.
PV
Nguồn: http://nguyenphutrong.com/2011/04/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-vai-tro-nguoi-dung-dau-nghi-quyet-dang-vao-cuoc-song.htm
Xem thêm →